(HBĐT) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 - 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 760 nghìn đảng viên.


Đại hội diễn ra trong bối cảnh: Từ năm 1950, phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Hệ thống XHCN sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã được củng cố, tăng cường về mọi mặt. Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển. Phong trào bảo vệ hoà bình thế giới trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Thế giới hình thành "trật tự hai cực”, trong đó, Mỹ và Liên Xô phân chia phạm vi ảnh hưởng rộng lớn nhất. Mỹ và các nước phương Tây phát động "Chiến tranh lạnh” nhằm chống lại phe XHCN. Thế giới diễn ra cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc, nhất là giữa Liên Xô và Mỹ. Ở Đông Dương, Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp và quân đội bù nhìn, can thiệp sâu vào chiến tranh xâm lược, sẵn sàng thay chân thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta có sự phát triển toàn diện, nhận được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ tích cực của phe XHCN. Đặc biệt, từ sau chiến thắng Biên giới 1950, cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới, giai đoạn phản công và tiến công.

Căn cứ vào thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ tổ chức kháng chiến của 3 dân tộc Đông Dương, đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một đảng riêng biệt, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm mỗi nước. Ở Việt Nam, đại hội quyết định thành lập Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đã nghiên cứu, thảo luận báo cáo chính trị, báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam, báo cáo về tổ chức và Điều lệ của Đảng, các báo cáo bổ sung về Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, kinh tế tài chính, văn nghệ nhân dân.

Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tổng kết những kinh nghiệm phong phú của Đảng trong hơn 20 năm lãnh đạo cách mạng, vạch ra những phương hướng, nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. Báo cáo khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, vì độc lập thống nhất, dân chủ của Đảng là đúng đắn, cuộc kháng chiến của Nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhất định thắng lợi.

Báo cáo nêu 2 nhiệm vụ chính của Đảng lúc này là: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.

Đại hội tổng kết quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và hoàn thiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua Chính cương, Điều lệ và Tuyên ngôn của Đảng. Đại hội quyết định sẽ thành lập những tổ chức cách mạng phù hợp hoàn cảnh Lào và Campuchia. Đảng Lao động Việt Nam có nghĩa vụ giúp đỡ các tổ chức cách mạng Lào và Campuchia lãnh đạo kháng chiến của 2 dân tộc giành thắng lợi cuối cùng.

BCH T.Ư Đảng do đại hội bầu ra gồm 29 đồng chí. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng. Bộ Chính trị do T.Ư bầu gồm 7 ủy viên chính thức, gồm các đồng chí: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, 1 ủy viên dự khuyết là đồng chí Lê Văn Lương. Đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư BCH T.Ư Đảng.

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng.


P.V (TH)


Các tin khác


Đại hội XIII của Đảng sẽ diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2/2021 tại Hà Nội

Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội XIII từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội.

Hội thảo quốc tế tại Nga về vai trò của Việt Nam trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII

Tại Moskva, ngày 19/12 đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế trực tuyến "Vai trò thay đổi của Việt Nam trong thế giới đương đại: hướng tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII”.

Bế mạc Hội nghị Trung ương 14: Nhất trí cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII

Sau gần 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra (kết thúc sớm hơn 2 ngày so với dự kiến). Sáng 18/12, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương đã họp phiên bế mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị.

 

Báo Hòa Bình thực hiện chuyên Trang Đại hội XIII của Đảng

(HBĐT) – Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, nhằm thông tin kịp thời, toàn diện sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, của đất nước, Báo Hòa Bình đã thực hiện chuyên Trang thông tin đặc biệt về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

Sáng 14/12, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng khai mạc Hội nghị. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục