(HBĐT) - Những năm gần, huyện Kim Bôi luôn chú trọng công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN). Đáng chú ý là công tác tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ - PCCN được duy trì thường xuyên; môi trường làm việc của người lao động được cải thiện.


Người lao động Công ty TNHH may xuất khẩu DHF, xã Đú Sáng (Kim Bôi) quan tâm bảo hộ lao động
 trong quá trình làm việc để phòng bệnh nghề nghiệp.

Đến nay, toàn huyện có hơn 160 doanh nghiệp (DN) hoạt động, thu hút hơn 3.000 lao động. Việc bảo đảm các chính sách đối với người lao động (NLĐ) cơ bản được các DN thực hiện tốt, góp phần tạo động lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tháng hành động ATVSLĐ năm 2023 có chủ đề "Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”. Hưởng ứng chủ đề bằng những việc làm thiết thực, nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã vận động công nhân, người lao động trồng cây xanh, cải tạo môi trường sinh thái, chủ động phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp kiện toàn, tập huấn nghiệp vụ cho thành viên phòng cháy chữa cháy ở cơ sở. 

Có địa chỉ tại xóm Rạnh, xã Đông Bắc, Công ty TNHH MTV Hùng Như Kim Bôi hoạt động đa ngành nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Bà Quách Thị Như, Giám đốc công ty cho biết: Trong sản xuất tinh dầu xả hay may túi xách siêu thị của DN đều cần đảm bảo tuân thủ quy trình, thao tác kỹ năng để phòng, tránh các sự cố không may, tai nạn lao động. Với sự tuyên truyền, tập huấn, nhắc nhở, hướng dẫn của các cơ quan chức năng, DN có nhận thức đầy đủ về công tác ATVSLĐ, quan tâm đảm bảo các quyền lợi và sức khỏe của người lao động, đồng thời thực hiện đầy đủ chế độ lương, thưởng, một số phúc lợi đối với công nhân, thăm hỏi, động viên NLĐ gặp khó khăn trong cuộc sống... 

Cùng với Tháng hành động ATVSLĐ, đoàn kiểm tra liên ngành huyện đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật ATVSLĐ - PCCN tại một số DN trên địa bàn, như: Chi nhánh nước khoáng Sun Aqua thuộc Công ty   CP thương mại du lịch Lạc Hồng - xã Sào Báy, cửa hàng xăng dầu của Công ty TNHH MTV Hưng Hà - xã Mỵ Hòa và một số cửa hàng, đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Qua kiểm tra nội dung về ATVSLĐ - PCCN, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, các đơn vị, DN đều báo cáo, xuất trình được các văn bản, hồ sơ liên quan đến việc thực hiện công tác ATVSLĐ - PCCN, bảo hiểm xã hội. Mặt khác, các đơn vị, DN quan tâm, chăm lo môi trường làm việc, đời sống công nhân. Pháp luật lao động được DN chấp hành tốt, như: phân công cán bộ làm công tác ATVSLĐ; tổ chức huấn luyện ATVSLĐ đối với người sử dụng lao động và NLĐ; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ làm các công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại; khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho NLĐ. Bên cạnh đó, các đơn vị đều trang bị bình chữa cháy, xây dựng phương án phòng chống cháy nổ.

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kim Bôi cho biết: ATVSLĐ, thực hiện pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, công đoàn phải được thực hiện thường xuyên và chủ động để phòng ngừa tai nạn lao động, giảm ô nhiễm môi trường lao động, nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Để nâng cao hơn nữa nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ, thực thi có hiệu quả Luật ATVSLĐ đối với chủ sử dụng lao động, NLĐ, bên cạnh công tác huấn luyện ATVSLĐ, huyện đã treo 94 băng rôn, tổ chức 4 ngày truyền thông trên xe lưu động, 2 phóng sự, trên 3.100 phút tuyên truyền trên loa phát thanh, phát quang hành lang lưới điện và nạo vét khơi thống cống rãnh, đường giao thông với tổng chiều dài trên 20.500 m trong Tháng hành động ATVSLĐ.       



Bùi Minh

Các tin khác


Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(HBĐT) - Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động để sản xuất

(HBĐT) - Với quan điểm đảm bảo an toàn để sản xuất, sản xuất phải đảm bảo an toàn, những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng, thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn có một số DN, người lao động (NLĐ) thực hiện chưa nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ, còn để xảy ra tai nạn lao động. Do đó, ngoài việc các cấp, ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, các DN và NLĐ cần thực hiện tốt quy định về ATVSLĐ, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Công ty Cổ phần HCJ CE cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Công ty Cổ phần HCJ CE tại thôn Phú Thắng, xã Phú Thành (Lạc Thủy) chuyên sản xuất gạch Terrazzo nội, ngoại thất cao cấp. Quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp (DN) quan tâm thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), các chính sách liên quan đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Huyện Lương Sơn tạo chuyển biến về an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có khá đông doanh nghiệp (DN) hoạt động, trong đó có 1 khu công nghiệp (KCN) trọng điểm của tỉnh. Đáng chú ý, trên địa bàn tập trung nhiều DN khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng dễ xảy ra nguy cơ cao về tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Công ty Sung IL Vina: Khắc phục những tồn tại để đảm bảo quyền lợi người lao động

(HBĐT) - Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Sung IL Vina tại xã Đông Lai (Tân Lạc) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc có trên 330 công nhân. Qua kiểm tra, nắm tình hình, công ty còn hạn chế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), y tế, phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Đảm bảo an toàn lao động ở Công ty cổ phần Gốm Mỹ HB

(HBĐT) - Sản xuất gạch được xác định thuộc nhóm có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ). Hoạt động trong lĩnh vực này, Công ty CP Gốm Mỹ HB, thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) xác định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (DN) phải đi đôi với đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục