(HBĐT) - Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


Tờ rơi truyền thông về chính sách và quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được cấp phát đến các doanh nghiệp.

Theo đồng chí Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Chế độ chính sách, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, mặc dù không mong muốn nhưng những rủi ro trong công việc khó có thể lường trước và có khả năng đe dọa đến sức khỏe, cuộc sống người lao động (NLĐ). Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) là một trong những chính sách an sinh xã hội hữu ích, giúp NLĐ vượt qua những khó khăn khi gặp phải rủi ro.

Hiện nay, chế độ TNLĐ, BNN là 1 trong 5 chế độ BHXH bắt buộc được quy định tại Luật BHXH. Trên địa bàn tỉnh, việc thực hiện các chế độ, chính sách về TNLĐ, BNN cho NLĐ ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa được đầy đủ, kịp thời. Mới đây, Sở LĐ-TB&XH, BHXH tỉnh đã phối hợp triển khai tập huấn công tác quản lý, chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN cho các chủ sử dụng lao động, cán bộ quản lý, công đoàn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu hướng tới là thông tin, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện chính sách.

Đồng chí Khuất Thị Thủy, Trưởng phòng Lao động - Việc làm (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Quá trình triển khai chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP tại tỉnh, hầu hết các trường hợp TNLĐ đã xác định tỷ lệ suy giảm sức khỏe đều được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN. Đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN gia tăng, cụ thể năm 2022 có trên 77.800 người tham gia, tăng 101,32% so với năm 2021. Tính đến ngày 30/6/2023, toàn tỉnh có gần 78.300 người tham gia, tăng 100,85% so với năm 2022. Số quỹ năm 2022 tăng thêm 1.394 tỷ đồng, đạt 17.889 tỷ đồng. Về tình hình chi trả bảo hiểm TNLĐ, BNN từ nguồn quỹ, việc khám giám định bình quân hàng năm khoảng 48,6 tỷ đồng. Ngoài ra còn thực hiện chi trả trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp phục vụ TNLĐ, BNN, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đối với chi hỗ trợ phòng ngừa TNLĐ, BNN, giai đoạn 2021 - 2023 đã giải ngân trên 59,2 tỷ đồng hỗ trợ huấn luyện.

Bên cạnh những ưu điểm, việc triển khai chính sách còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, như: mức hỗ trợ thấp, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu nhân lực và tài chính để triển khai, tồn dư quỹ lớn trong khi nhu cầu được hỗ trợ cao làm hạn chế khả năng tiếp cận chính sách của đối tượng, giảm hiệu quả chính sách của Luật ATVSLĐ. Cùng với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, các chủ sử dụng lao động, cán bộ quản lý, công đoàn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được nắm bắt đầy đủ khái niệm TNLĐ, BNN, một số nội dung của chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN cho cán bộ, công chức, NLĐ làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, trong lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp quy định trong Luật ATVSLĐ và Nghị định số 88/2020/NĐ-CP, ngày 28/7/2020. Đối tượng áp dụng bao gồm cả người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành HTX có hưởng tiền lương; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Chị Bùi Thị Hải Dương, Chủ tịch Công đoàn kiêm nhân viên phụ trách công tác BHXH, Công ty TNHH Nhựa Lạc Sơn chia sẻ: Thông qua việc nắm bắt rõ các quy định, giúp chúng tôi nhận thức được trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị phải đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN, từ đó thực hiện tốt hơn nghĩa vụ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ trong quá trình làm việc. 
  
 Bùi Minh 

Các tin khác


Đảm bảo an toàn lao động ở Công ty cổ phần Gốm Mỹ HB

(HBĐT) - Sản xuất gạch được xác định thuộc nhóm có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ). Hoạt động trong lĩnh vực này, Công ty CP Gốm Mỹ HB, thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) xác định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (DN) phải đi đôi với đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Tập huấn công tác quản lý, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(HBĐT) - Tại huyện Lạc Sơn, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn công tác quản lý, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BNN). Gần 40 đại biểu là chủ sử dụng lao động, cán bộ quản lý, công đoàn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy tham dự chương trình.

Công ty TNHH Sankoh Việt Nam: Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

(HBĐT) - Là một trong những người lao động (NLĐ) làm việc lâu năm ở bộ phận sản xuất của Công ty TNHH Sankoh Việt Nam tại Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), chị Bùi Thị Ngân chia sẻ: Việc thực hiện các chế độ, chính sách quan tâm đến đời sống, sức khoẻ NLĐ và môi trường an toàn tại doanh nghiệp (DN) là yếu tố quan trọng, đảm bảo các quyền lợi, giúp chúng tôi yên tâm gắn bó với công ty.

Công ty TNHH Thiên Diệu: Tập trung đông người liên quan đến chế độ, quyền lợi người lao động

(HBĐT) - Ngày 21/7 vừa qua, khoảng 500 công nhân làm việc tại Công ty TNHH Thiên Diệu, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) tập trung trước cổng nhà máy yêu cầu lãnh đạo công ty giải quyết một số kiến nghị liên quan đến chế độ của người lao động. Trước đó, ngày 31/5, tại Công ty TNHH May xuất khẩu Lạc Sơn (xã Xuất Hoá) cũng xảy ra sự việc tương tự. Do nợ lương công nhân, trên 50 lao động đã nghỉ việc dẫn đến công ty phải tạm dừng hoạt động cho đến khi công nhân được thanh toán đủ lương.

 Liên đoàn Lao động huyện Cao Phong - điểm tựa của người lao động

(HBĐT) - Tháng 7 vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Cao Phong đã phối hợp trao 5 suất quà cho đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Trước đó, chương trình thăm hỏi, tặng quà con em và bản thân người lao động (NLĐ), ĐVCĐ nghèo được thực hiện thường xuyên, là một trong những hoạt động thiết thực, chăm lo, động viên đoàn viên, NLĐ.

Chi nhánh Lạc Sơn - Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm: Cải thiện điều kiện làm việc an toàn

(HBĐT) - An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), sức khoẻ người lao động là những vấn đề cần quan tâm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, Chi nhánh Lạc Sơn - Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm, địa chỉ tại phố Lốc Mới, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) đang khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục