(HBĐT) - Ba năm gần đây, hoạt động tuyên truyền, thông tin thị trường lao động được huyện Cao Phong quan tâm, góp phần thúc đẩy công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.


Công ty CP Việt Nam Hoà Bình tư vấn các đơn hàng làm việc tại Nhật Bản đến người lao động huyện Cao Phong qua phiên giao dịch việc làm lưu động.

Tháng 10/2023, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện đã tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm lưu động, gồm 1 phiên ở thị trấn Cao Phong và 1 phiên ở xã Tây Phong, thu hút gần 700 lao động đến từ các xã, thị trấn tham gia. 4 doanh nghiệp tuyển dụng lao động đồng hành, phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện trong các phiên giao dịch. Nhiều đơn hàng tuyển dụng tại thị trường các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, CHLB Đức và châu Âu được thông tin, tư vấn đến người lao động. Trong đó, lao động các xã, thị trấn quan tâm nhiều đến các đơn hàng làm việc có thời hạn tại Nhật Bản và xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Đài Loan. Ngành nghề chính gồm cơ khí, điện, điện tử, tự động hoá và công nghệ vật liệu; xây dựng, may mặc, chế biến thực phẩm, đóng gói sản phẩm; bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, chế biến thuỷ sản, chăn nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến nông sản.

Tham dự phiên giao dịch việc làm lưu động tại xã Tây Phong, chị Bùi Thị Thanh (SN 1995), lao động xã Nam Phong chia sẻ: Mặc dù XKLĐ không phải là thị trường mới nhưng đang có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy và môi trường làm việc phù hợp, mức thu nhập hấp dẫn. Do vậy, không chỉ tôi mà nhiều lao động tới đây rất quan tâm đến thông tin chính sách, thị trường. Thông qua tư vấn của doanh nghiệp, tôi đã đưa ra lựa chọn đơn hàng và mong muốn dự định đi XKLĐ sẽ tiến triển nhanh. Tôi nghĩ việc làm ngoài nước là cơ hội tốt để lao động, nhất là lao động trẻ vùng nông thôn, miền núi tích luỹ vốn đầu tư lập nghiệp, đồng thời có kỹ năng tay nghề cao, rèn luyện ý thức kỷ luật lao động tốt để áp dụng vào công việc, nghề nghiệp và cuộc sống sau khi về nước.    

Hiện nay, các doanh nghiệp đang tham gia tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn huyện Cao Phong đưa ra 2 hình thức tuyển dụng chính: XKLĐ dành cho đối tượng nam, nữ đủ từ 18 - 40 tuổi và du học dành cho đối tượng nam, nữ từ 18 - 28 tuổi. Bà Quách Thị Duyên, Giám đốc Công ty CP nhân lực Hà Thành (HAMACOHR) cho biết: Doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng cung ứng với đối tác Nhật Bản, Đài Loan. Theo đó, cần tuyển thực tập sinh kỹ năng và XKLĐ đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan với số lượng 100 nam, 130 nữ. Ngoài các phiên giao dịch việc làm, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tuyên truyền, tư vấn tại các địa phương nhằm chia sẻ cơ hội việc làm tới người lao động.

Theo đồng chí Trần Văn Ý, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cao Phong, XKLĐ là một trong những kênh giải quyết việc làm hiệu quả, thúc đẩy giảm nghèo bền vững đang được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chú trọng. Nhất là hiện nay, Trung ương, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ người lao động như được vay vốn khi đi xuất XKLĐ mức dưới 100 triệu đồng/trường hợp, không phải thế chấp; hỗ trợ chi phí đi lại, đào tạo, nâng cao tay nghề… Năm 2023, huyện có kế hoạch tổ chức 4 phiên giao dịch việc làm lưu động ở các xã nhằm cung cấp thông tin thị trường lao động, kết nối cung – cầu lao động, việc làm. Sau 2 phiên đã tổ chức, huyện mở riêng 1 phiên tại xã Thạch Yên và 1 phiên dành cho các xã Bình Thanh, Thung Nai, thu hút 300 - 350 lao động/phiên, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, cung cấp và tư vấn, hỗ trợ thông tin về công tác XKLĐ. Trong 9 tháng qua, công tác giải quyết việc làm của huyện có nhiều khởi sắc, đã tạo việc làm cho 950 người, trong đó 80 lao động đã xuất cảnh sang Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác.


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Kim Bôi tăng cường thông tin việc làm đến người lao động

(HBĐT) - Toàn huyện Kim Bôi hiện có trên 83.000 lao động trong độ tuổi 15 - 60, trong đó khoảng 79.000 người có khả năng lao động. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 98%, trong đó 64,6% lao động nông thôn.

Phiên giao dịch việc làm lưu động xã Văn Sơn: Tạo cơ hội việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Ở độ tuổi ngoài 20, anh Bùi Văn Hải và Bùi Quang Thạch, xóm Khụ, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) cùng xuất phát điểm học hết bậc THPT, đi làm thuê nay đây mai đó với công việc chính là phụ xây cho các công trình dân dụng nhỏ lẻ. Tham dự phiên giao dịch việc làm lưu động xã Văn Sơn, anh Bùi Văn Hải chia sẻ: Tôi đã tìm hiểu có một số công việc phù hợp với khả năng. Tôi cũng quan tâm nhiều đến các đơn hàng xuất khẩu lao động do doanh nghiệp (DN) giới thiệu, tư vấn, có nguyện vọng đăng ký tìm kiếm việc làm thu nhập ổn định.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh kết nối cung - cầu lao động

(HBĐT) - Với việc triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh thông tin thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã tạo cầu nối cung - cầu lao động để người dân, doanh nghiệp (DN) tiếp cận thông tin nhanh nhất, thụ hưởng chính sách và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Huyện Yên Thủy đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động

(HBĐT) - Theo kết quả rà soát gần đây của Phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thủy, trên địa bàn hiện có gần 44.400 người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động có việc làm chiếm trên 90%. Trong đó, lao động qua đào tạo chiếm 65,6%; 24,69% lao động có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên.

Cơ hội đi làm việc ở nước ngoài rộng mở

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều doanh nghiệp (DN), đơn vị tuyển dụng người lao động (NLĐ) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Các thị trường đang "khát” lao động Việt Nam, điều kiện môi trường làm việc tốt và thu nhập hấp dẫn là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Người lao động có nhiều cơ hội việc làm trong tỉnh

(HBĐT) - Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh hiện có khoảng 4.300 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DN đã thu hút hàng chục nghìn lao động (LĐ) vào làm việc, góp phần  giải quyết việc làm, phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục