(HBĐT) - Đầu năm trẩy hội chùa Tiên, giữa năm thăm di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, cuối năm về với di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, tôi không khỏi ngỡ ngàng về Lạc Thủy, miền đất chứa đựng những tiềm năng lớn về du lịch.


Du khách vãn cảnh tại khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy).

Đưa chúng tôi thăm di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, anh Hoàng Mạnh Khỏe, Trưởng phòng VH-TT huyện chia sẻ: Lạc Thủy được thiên nhiên ban tặng cho các danh thắng, cảnh quan tươi đẹp và khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa độc đáo. Bên cạnh đó còn có nhiều di chỉ khảo cổ quý giá gắn với sự ra đời của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Đến nay đã có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được công nhận di tích cấp quốc gia như: động Tiên (xóm Lão Nội, xã Phú Lão), hang Đồng Thớt (thị trấn Thanh Hà), hang Luồn (thị trấn Chi Nê); quần thể hang động khu vực chùa Tiên thuộc xã Phú Lão; quần thể hang động danh thắng núi Niệm thuộc xã Phú Thành…  

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, Lạc Thủy đã tích cực đóng góp sức người, sức của và trở thành hậu phương vững chắc của tiền tuyến. Đây là nơi thành lập tổ Đảng đầu tiên của tỉnh Hòa Bình (năm 1930) - tổ Đảng Hoàng Đồng thuộc xã Khoan Dụ. Những năm 1946-1947, Đảng, Nhà nước đã đưa nhà máy in tiền về Lạc Thủy, đặt tại Đồn điền Chi Nê, nay thuộc xã Cố Nghĩa. Tháng 12/1958, Ủy ban Dân tộc Trung ương đã có Quyết định số 1563, về việc thành lập Khu đào tạo Cán bộ dân tộc miền Nam, sau đổi tên thành Trường Cán bộ dân tộc miền Nam và đưa về đào tạo tại Chi Nê - Lạc Thủy. Những năm 1969 - 1973, xã An Bình được chọn là nơi đặt trụ sở hoạt động của Đài phát thanh Pa Thét Lào… Những "dấu xưa” để lại nay đã được bảo tồn, đầu tư, tôn tạo, đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, trở thành những địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. 

Đến nay, huyện Lạc Thủy đã có 6 di tích được xếp hạng quốc gia; 11 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 29 di tích nằm trong Quyết định số 1856/ QĐ-UBND của UBND tỉnh về bảo vệ di tích. Đến Lạc Thủy, du khách có thể cảm nhận mình đang lạc trong quần thể di tích ở nơi này. Điểm nhấn phải kể đến là quần thể hang động chùa Tiên, xã Phú Lão - được Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia năm 2011. Thăm di tích lịch sử cách mạng có nhà máy in tiền, khu di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam. Các điểm du lịch sinh thái xã Đồng Tâm, danh lam thắng cảnh hang Luồn, khu nghỉ dưỡng sinh thái làng Sỏi, xã Phú Thành… 

Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Đến nay, toàn huyện có 36 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 1 khách sạn, 35 nhà nghỉ sẵn sàng phục vụ du khách. Được đầu tư, tôn tạo và quảng bá sâu rộng, ngày càng có thêm nhiều du khách ghé thăm và lạc vào quần thể di tích huyện Lạc Thủy. Từ đầu năm đến nay, huyện đã đón khoảng 780.000 lượt khách đến thăm quan, du lịch. Đó là những tín hiệu vui trên bước đường phát triển ngành "công nghiệp không khói” trên địa bàn.


Bùi Thúy

Các tin khác


Bài 2: Quy hoạch, tên gọi và thành phần cư dân trong các làng Mường cổ trong xã hội cổ truyền


(HBĐT) - Việc tụ cư lập làng Mường theo hình thái trên đây (được nêu ở bài 1) thể hiện rất rõ tính quy hoạch có thể là tự phát song đã thành nếp, truyền thống, một bộ phận cấu thành của văn hoá Mường. Nhìn nhận trong lịch sử có thể thấy rất rõ ý đồ của người Mường xưa, trong điều kiện ban đầu khai mở đất đai, khi đó, dân cư thưa thớt, đất đai bỏ hoang còn nhiều, tại sao người Mường không làm nhà, lập làng ở các vùng đất bằng phẳng mà lại chọn các địa thế mái thoải hay các chân đồi, chân núi?

Bài 1: Lịch sử ra đời và cách thức lựa chọn địa thế lập khu dân cư cổ truyền Mường

(HBĐT) - Trong xã hội, các gia đình sống sát nhau, làm nhà gần nhau, có chung một loại hình nghề nghiệp sinh tồn, xu hướng liên kết với nhau trong và ngoài huyết thống tạo nên các KDC.

Bài 2: Nghệ nhân mo Mường


(HBĐT) - Nghệ nhân mo là người nắm giữ các bài mo, có nổ, có các đồ tế khí: Túi khót, gươm, giáo, các loại mũ, áo quần... và là người trực tiếp thực hành diễn xướng mo Mường.

Bài 3: Đặc quyền của lang - đạo và quyền tối thượng đề ra luật lệ, thâu tóm tư liệu sản xuất


(HBĐT) -Trên thực tế, lang - đạo nhất là lang kun chúa đất có những đặc quyền như sau:

Dấu ấn Bác Hồ về thăm Hòa Bình qua những tài liệu, hiện vật lịch sử

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại buổi khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình” của Bảo tàng tỉnh vào những ngày cả nước có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và tròn 70 năm ngày Bác lần đầu tiên về thăm tỉnh Hòa Bình (1947- 2017). Đây chính là hoạt động có ý nghĩa để tri ân và tưởng nhớ công ơn to lớn cùng những điều dạy bảo quý báu của Người đối với tỉnh ta.

 Bài 2: Nhận diện lang - đạo

(HBĐT) - Nhìn chung, các sử gia, học giả đều có chung nhận định rằng chế độ lang - đạo của người Mường phát triển cực thịnh vào thời Lê và bị đàn áp suy yếu sau cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương. Vua Minh Mạng (trị vì 1820 - 1841) đã có những cải cách quan trọng như: Chia lại các châu, mường ở miền núi, tước bỏ quyền thế tập cha truyền con nối, tước bỏ các đặc quyền của các tù trưởng ở miền núi, trong đó có lang - đạo ở vùng Mường. Tuy vậy, chế độ lang - đạo vẫn dai dẳng tồn tại và chỉ bị đánh đổ khi cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, chế độ mới được thiết lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục