Những cây dổi đang đến kỳ cho thu quả của người dân xóm Be Trong, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn

Những cây dổi đang đến kỳ cho thu quả của người dân xóm Be Trong, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ông Nhâm không còn đếm nổi bây giờ trong làng có bao nhiêu cây Dổi, mà điều đó cũng không còn quan trọng nữa. Giờ đây ông rất vui vì Mường Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) quê ông nhà nào cũng có cây dổi. Những cây dổi to, nhiều năm tuổi cũng không bị chặt bán nữa, những cây mới 7,8 năm cũng bắt đầu cho thu quả bói và cả những vườn ươm giống cũng ngợp một màu xanh mướt….!

 

Ông Nhâm cho biết: Năm nay, ông đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn thích cùng con cháu tập trung bên gốc cây dổi to nhất của nhà để hái quả và kể những câu chuyện đầy ý nghĩa về loại cây đã gắn bó bao đời với người dân quê ông. Câu chuyện của ông luôn bắt đầu từ khi quả dổi chín đỏ cây, đó cũng là lúc dân làng thu hoạch xong vụ mùa, chuẩn bị cấy trồng vụ chiêm - xuân và vào chính vụ thu hoạch hạt dổi.  Không biết có phải vì là mùa thu hoạch, mùa có tiền để mua sắm không mà con cháu luôn vui vẻ và lắng nghe chăm chú những câu chuyện của ông - ông Nhâm cười hiền hậu với câu nói vừa đùa vừa thực của mình và chỉ tay “khoe” những cây dổi mới trồng khoảng hơn 7 năm nay của con cháu cũng đang cho thu quả bói. Ông nói cây dổi là cây quý, “cây lành” của đất mường Be. Con cháu biết nghe lời, biết trồng cây, nay đã được thu quả.

 

Quả thực khi nghe những câu chuyện của ông Nhâm và nhìn những cây dổi cao thẳng tắp, tán lá xum xuê xanh quanh năm từ bao đời ở Chí Đạo, tôi cũng có cảm nhận thật gần gũi. Loại cây này rất hợp với đất Mường Be nên cứ trồng là sống, là tốt tươi và ra hoa kết trái. Cây lặng lẽ chắn gió bão, mưa giông cho từng ngôi nhà, làng bản; loại cây vừa cho bóng mát, cho hạt thơm để làm gia vị chế biến các món ăn lại còn là vị thuốc quý và là cây có hiệu quả kinh tế, là mặt hàng làm giàu cho nhiều hộ dân nơi đây. Mấy năm gần đây, giá bán hạt dổi khô liên tục tăng. Đặc biệt là năm nay, giá 1kg hạt dổi khô là trên 700.000 đồng (năm 2009 là 300.000đồng/1kg). Năm nay, hạt dổi được mùa nên nhiều hộ có nhiều cây lâu năm cho thu được số lượng hạt lớn cũng dành được một khoản tiền kha khá để đầu tư phát triển kinh tế. Như gia đình ông  Bùi Văn Biền, xóm Be Trên, năm nay thu hoach được khoảng 1 tạ hạt khô cho thu về khoảng 70 triệu đồng. Ngoài ra, còn  có nhiều hộ khác như ông Bùi Văn Hòa, xóm Be Ngoài, bà Bùi Thị Siềm, xóm Be Trong…là những gia đình có nhiều cây dổi to cho thu hoạch khá.

 

Ông Bùi Văn Huy, cán bộ văn phòng UBND xã Chí Đạo cho biết: năm nay, ước sản lượng hạt dổi của xã đạt trên 70 tấn. Giá trị kinh tế thu được từ cây trồng này đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế chung của xã. Trung bình mỗi hộ dân của xã hiện có 10 cây dổi đang phát triển tốt. Nhiều hộ còn phát triển nhân rộng trồng thành rừng, có hộ lại phát triển mô hình ươm bán giống cây…Ưu điểm của phát triển cây trồng này là không mất nhiều công chăm sóc, bảo vệ; sản phẩm là hạt lại dễ thu hoạch, bảo quản, chỉ cần phơi khô, không sợ hỏng, mốc và bán được quanh năm.   

 

Tuy nhiên, đây chỉ là cây trồng đang phát triển nhất thời, tự phát, chưa có những định hướng, giải pháp cụ thể cho phát triển lâu dài. Hiện nay, xã Chí Đạo vẫn còn là xã có nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ; không có công nghiệp, dịch vụ ít phát triển; giao thông đi lại khó khăn, thu nhập bình quân người năm 2009 mới đạt 4.750.000đ/người/năm. Chính vì vậy, cây dổi có giá trị kinh tế cao, gợi mở cho việc biết tìm tòi, mạnh dạn đầu tư, phát triển cây trồng thế mạnh tại địa phương. 

 

 

                                                                         Hồng Duyên

 

Các tin khác

Nhà sàn, cồng chiêng và trang phục truyền thống là những nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Mường
Những nét đẹp truyền thống được gìn giữ trong các bản làng ở Hòa Bình luôn níu chân du khách
Trang phục của người phụ nữ Dao Tiền

Ẩm thực độc đáo của dân tộc Tày

(HBĐT) - Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh.

Nhà ở truyền thống của người Mường Hoà Bình

(HBĐT) - Trong đời sống, sinh hoạt của người Mường Hoà Bình, ngôi nhà sàn là một phần quan trọng nhất. Nếp nhà không chỉ là nơi che chở, nghỉ ngơi của đồng bào mà còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hoá riêng, độc đáo.

Tân Lạc: Giữ cho nền nhạc cụ dân tộc không mai một

(HBĐT) - Có một lớp học được dựng nên bởi tâm huyết của nhiều người mong muốn bảo tồn và phát huy nét độc đáo của văn hoá dân tộc. Nghệ nhân truyền dạy hay thế hệ sau khi đến lớp học đều mang trong mình tinh thần tự nguyện và lòng yêu mến, say mê.

Nghệ thuật múa của người Mường

(HBĐT) - Trong các loại hình nghệ thật dân gian truyền thống, hoạt động diễn xướng của người Mường trong các nghi lễ, lễ hội và đời thường luôn kèm theo các điệu múa, trong đó có nhiều loại hình múa dân gian sinh động. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, nhiều giá trị múa truyền thống của người Mường đã bị mai một.

Tân Lạc: Mở lớp truyền dạy văn hoá dân tộc Mường cho thanh niên

(HBĐT) - Ngày 9/4, huyện Tân Lạc đã tổ chức tổng kết 2 lớp học nhạc cụ dân tộc tại xóm Bui, xã Mãn Đức và xóm Mùn, xã Địch Giáo.

Kỳ Sơn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

(HBĐT) - Với hơn 70% dân số là người dân tộc Mường, huyện Kỳ Sơn đã từng được biết đến như một xứ Mường bình yên và phát triển. Tuy nhiên, theo thời gian, những nét đẹp văn hoá truyền thống đang dần bị phai nhạt. Đứng trước thực tế đó, thời gian gần đây, huyện đã bắt đầu chú trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục