Ngay trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão của dân tộc ta, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trước đó ít ngày, Quốc hội vừa kết thúc kỳ họp bất thường lần thứ 2 với những nội dung quan trọng. Như vậy, chỉ trong 2 năm, Quốc hội đã có 3 kỳ họp bất thường nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra của đất nước.


Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV (Ảnh: DUY LINH)

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất tổ chức vào đầu tháng 1/2022, với một số vấn đề cấp bách không chỉ cho năm 2022 mà cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, được đồng bào, cử tri, dư luận trong và ngoài nước, cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm.

Trong đó, Quốc hội đã nhất trí rất cao ban hành Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi và phát triển bền vững kinh tế-xã hội; được thực hiện trong 2 năm 2022 và 2023, tập trung cho các lĩnh vực: Y tế, phòng, chống dịch Covid-19; an sinh xã hội, lao động và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; chuyển đổi số; phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước; thích ứng với biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả thiên tai… kỳ họp bất thường lần thứ 2 diễn ra đầu năm 2023 được chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận, nhất là báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội.

Với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội từ Kỳ họp thứ tư, như dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Ban soạn thảo lắng nghe với tinh thần cầu thị, cẩn trọng; tiếp thu tối đa những ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội.

Có thể nhận thấy, điểm nhấn quan trọng trong các kỳ họp bất thường là việc Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung có tính thời sự (nhân sự); cấp bách (điều chỉnh ngân sách); quan trọng, cần được giải quyết ngay để làm tiền đề cho nhiều chương trình phát triển kinh tế-xã hội (Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050), hoặc để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang là rào cản cho sự phát triển Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Trong đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được thông qua sẽ từng bước tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc của ngành y tế như giá viện phí, phân tuyến kỹ thuật, vấn đề xã hội hóa... Đây sẽ là động lực để ngành y tế tiếp tục phát triển, có những đóng góp tích cực hơn nữa vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bộ khung cho các quy hoạch khác, là căn cứ để xác định các công trình trọng điểm, các dự án đầu tư lớn trong thời gian tới. Đây cũng là phương hướng, cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Năm 2023 đã và đang đặt ra cho đất nước, nhân dân và cả hệ thống chính trị những nhiệm vụ, trọng trách nặng nề, khó khăn với không ít trở ngại chủ quan và khách quan.

Đảng ta, Quốc hội, Chính phủ đã xác định rõ những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023, đặc biệt là tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất; tăng cường hoàn thiện thể chế; kiến tạo các không gian phát triển và động lực tăng trưởng mới…

Đồng thời coi trọng phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; cùng với đó là xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bên cạnh đó, cả nước sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội sẽ trở thành những hoạt động bình thường nhằm tham gia thực hiện tốt những mục tiêu quan trọng nêu trên. Quốc hội tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề cấp bách, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tế đa dạng, phong phú của cuộc sống.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội đã thể hiện rõ sự linh hoạt và nỗ lực của Chính phủ, đòi hỏi các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội cũng như các đại biểu Quốc hội phải cố gắng, nỗ lực trong việc trình, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu để có những ý kiến đóng góp xác đáng.

Bên cạnh đó, tinh thần và kết quả của Kỳ họp tiếp tục tạo ra những khí thế mới cùng các chính sách mới được ban hành, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta tin tưởng đất nước sẽ vững vàng vượt qua những khó khăn để không ngừng phát triển…

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Di sản tinh thần vô giá của lực lượng Công an nhân dân

Nhân dịp 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (11/3/1948 - 11/3/2023), Đại tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: "Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Di sản tinh thần vô giá của lực lượng Công an nhân dân". TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết:

Bước phát triển lý luận của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Nội dung những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo trong cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được rút ra từ thực tiễn phong phú, thể hiện tầm nhìn, trí tuệ sáng suốt, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện. Cuốn sách góp phần làm sáng rõ tư duy lý luận của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Chống tham nhũng là mệnh lệnh sống còn của Đảng

Ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QÐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. Sau 10 năm thực hiện quyết định quan trọng này, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã có những bước tiến quan trọng và thu được nhiều kết quả to lớn, góp phần củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Ðảng và chế độ.

Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18

Bộ Chính trị vừa có thông báo số 50-KL/TW Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

75 năm Công an nhân dân thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta kho tàng lý luận vô giá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những di huấn sâu sắc, toàn diện trên các mặt công tác, chiến đấu, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Người đối với lực lượng Công an nhân dân.

Cẩm nang quan trọng cho mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa bản thân

Với quyết tâm làm trong sạch bộ máy, đưa đất nước phát triển, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều bài viết quan trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra mắt, được toàn dân đón nhận và được coi là cẩm nang quan trọng cho cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa bản thân…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục