Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị

(HBĐT) - Ngày 18/1, TT HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 11 huyện, thành phố trong tỉnh để quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện Nghị quyết của QH; Chỉ thị của Tỉnh ủy; Kế hoạch của TT HĐND tỉnh tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh điều hành hội nghị. Tham dự tại Phòng họp trực tuyến (Văn phòng UBND tỉnh) có đại diện Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, MTTQ tỉnh, các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn.

 

Hội nghị đã quán triệt Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Chỉ thị số 15- CT/TU ngày 9/1/2013 của BTV Tỉnh ủy về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của QH tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Kế hoạch số 02/KH- HĐND ngày 10/1/2013 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Quyết định số 01/QĐ-TT HĐND ngày 10/1/2013 về việc thành lập BCĐ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Tại Kế hoạch số 02/KHHĐND của HĐND tỉnh được thông qua trong hội nghị đã nêu rõ: thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 2/1 đến hết ngày 31/3/2013. Từ ngày 2/1, công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, lấy ý kiến nhân dân trên Báo Nhân dân và trang thông tin điện tử http://duthaoonline.quochoi.vn. Ngày 18/1 tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai Nghị quyết của Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Từ 20/1 - 30/1/2013, tổ chức một số hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chậm nhất đến ngày 10/3/2013, báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên Ủy ban MTTQ tỉnh được gửi đến BCĐ tỉnh để tổng hợp. Chậm nhất đến ngày 25/3/2013, BCĐ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 báo cáo TT HĐND để hoàn thiện gửi ý kiến đóng góp của nhân dân đến Chính phủ, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Bám sát vào nội dung trên, các đại biểu đã thảo luận đưa ra những ý kiến xác đáng để triển khai việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đạt được kết quả cao nhất.

 

Phát biểu kết luận hội nghị,  đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: để lãnh đạo quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 thành công, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền giữ vai trò quan trọng, công tác tổ chức triển khai và thực hiện có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Uỷ ban MTTQ của tỉnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể: công tác tư tưởng, tuyên truyền, cần làm rõ nhận thức việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị. Cần tổ chức quán triệt đến mọi tổ chức, cán bộ, đảng viên về mục đích, quan điểm, định hướng trong việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo. Tạo mọi điều kiện cần thiết để các cơ quan, đơn vị tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức lấy ý kiến. Xử lý kịp thời những hành động phát tán tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân. Phát huy ưu thế của lực lượng làm công tác tư tưởng như (Báo, Đài, Cổng thông tin điện tử), để tuyên truyền vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. BCĐ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo TT HĐND các huyện, thành phố tổ chức kỳ họp chuyên đề để lấy ý kiến của đại biểu HĐND, các ngành chức năng và các tầng lớp nhân dân về Dự thảo. Chỉ đạo việc tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong phạm vi địa phương gửi Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo nội dung Kế hoạch số 02/KH- HĐND ngày 10/1/2013 của TT HĐND tỉnh. Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng của đất nước, vì vậy, cần phát huy tinh thần yêu nước, quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia đóng góp bằng trí tuệ, tâm huyết của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân để Hiến pháp sửa đổi lần này thực sự là một bước tiến mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển bền vững của đất nước trong tình hình mới.

 

 

                                                                   Thuý Hằng

 

 

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục