(HBĐT) - Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, ngày 16/2/2016 của UB MTTQ tỉnh về việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, BCĐ công tác bầu cử tỉnh đã có Kết luận số 03, ngày 19/2/2016 về việc điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

 

Theo đó, nhất trí thành lập Ban Dân tộc của HĐND tỉnh Hòa Bình theo đúng quy định tại Nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13, ngày 14/1/2016 của ủy ban thường vụ Quốc hội.

 

Về số lượng đại biểu HĐND tỉnh được điều chỉnh như sau: Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tỉnh ta có 827.598 người, vậy số lượng đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ là 61 đại biểu.

 

Định hướng cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND được điều chỉnh như  sau: tỷ lệ tái cử 25 đại biểu, chiếm 41%; tỷ lệ nữ 11 đại biểu, chiếm 18%; Tỷ lệ theo dân tộc ( Dân tộc  Mường 36 đại biểu; Dân tộc Kinh 20 đại biểu; Dân tộc Thái 2 đại biểu; Dân tộc Tày 1 đại biểu; Dân tộc Dao 1 đại biểu; Dân tộc Mông 1 đại biểu). Tỷ lệ tuổi trẻ 5 đại biểu, chiếm 8%. Tỷ lệ ngoài Đảng 4 đại biểu, chiếm 7%.

 

Các cơ quan tỉnh gồm 34 đại biểu, trong đó: Thường trực Tỉnh ủy 2 đại biểu; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh 2 đại biểu; lãnh đạo UBND tỉnh 2 đại biểu; 4 Ban của HĐND tỉnh có 8 đại biểu chuyên trách; lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh 1 đại biểu.

 

Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy có 6 đại biểu thuộc: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban Nội chính Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy. 

 

MTTQ và các đoàn thể tỉnh 5 đại biểu thuộc: ủy ban MTTQ tỉnh, Hội LHPN tỉnh; Tỉnh đoàn; Hội Nông dân; LĐLĐ tỉnh.

 

Các sở, ngành 8 đại biểu gồm: Quân sự, Công an, Nội vụ, Kế hoạch và  Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường.

 

Các huyện, thành phố và cơ sở 27 đại biểu, trong đó: lãnh đạo chủ chốt cấp huyện 11 đại biểu; các cơ quan cấp huyện 16 đại biểu.  Khối các cơ quan cấp huyện 4 đại biểu. Khối giáo dục và đào tạo 1 đại biểu (nữ, trẻ), người dân tộc Dao, ngoài Đảng. Khối y tế 2 đại biểu. Đảng ủy, UBND và đoàn thể cấp xã 6 đại biểu. Doanh nghiệp tư nhân 1 đại biểu; doanh nghiệp nhà nước 1 đại biểu; HTX 1 đại biểu nữ, trẻ thuộc huyện Mai Châu.

 

Dự kiến đại biểu kiêm nhiệm và chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh như sau: Trưởng ban (kiêm nhiệm) là ủy viên BTV Tỉnh ủy thuộc các cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Các Phó trưởng Ban (chuyên trách): Ban Kinh tế- Ngân sách 1 đại biểu tái cử (tuổi trẻ); 1 đại biểu là Trưởng phòng của Văn phòng HĐND tỉnh. Ban Pháp chế: 1 Trưởng phòng của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; 1 Trưởng phòng của Văn phòng UBND tỉnh. Ban Văn hóa- Xã hội: 1 Phó Bí thư tỉnh đoàn (nữ, tuổi trẻ); 1 Trưởng phòng thuộc Văn phòng HĐND tỉnh. Ban Dân tộc: 1 Trưởng Ban của Hội LHPN tỉnh và 1 Phó Trưởng phòng Tư pháp của huyện Đà Bắc (Dân tộc Tày).

Định hướng này được coi là cơ sở để tổ chức hiệp thương về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021 được thực hiện theo đúng luật định.          

 

 

                                                                        Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 2: Vì sao dễ đánh mất mình?

Xã hội phát triển, sự cám dỗ của đồng tiền cũng hiện diện trong muôn mặt đời sống. Tư tưởng thực dụng, tôn sùng đồng tiền ở vị trí độc tôn của một bộ phận người trẻ càng bùng phát mạnh mẽ trong thời buổi kinh tế số. Suy nghĩ có tiền là có tất cả, nhiều tiền đồng nghĩa với thành công, việc đánh đồng tiền bạc với mục tiêu, lý tưởng sống đã dẫn dụ một bộ phận người trẻ vào chỗ lầm đường lạc lối.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 1: Kiếm tiền theo kiểu... bất chấp

Nhịp sống hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, khoa học-công nghệ làm cho đời sống của giới trẻ ngày càng bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Từ những cán bộ cấp cao “vào lò”, nghĩ về rèn luyện 4 chữ đức

Tại cuộc họp thông báo kết quả phiên họp 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng đã cho biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục