(HBĐT) - “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng và đảng viên; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân; khai thác tiềm năng, thế mạnh, tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020 giữ vững là đơn vị đạt chuẩn và nâng cao chất lượng các tiêu chí về xây dựng NTM - là những mục tiêu chung mà Đại hội Đảng bộ xã Yên Lạc lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra”, đồng chí Bùi Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc (Yên Thủy) cho biết.
Vườn mía rộng 2 ha của gia đình chị Bùi Thị Mến, xóm Yên Hòa, xã Yên Lạc (Yên Thủy) phát triển tốt đã đến kỳ thu hoạch.
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu đến năm 2020 thu nhập bình quân đạt 39 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,5%. Trong cơ cấu kinh tế của xã, tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 36,4%, CN-TTCN chiếm 29,5% và thương mại - dịch vụ chiếm 34,1%… Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy xã đã triển khai chương trình hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện từng chi bộ. Từ đó, phân công các đồng chí trong BTV phụ trách 4 cụm chi bộ, các đồng chí đảng ủy viên phụ trách từng chi bộ nhằm đi sâu, đi sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, Đảng ủy, chính quyền xã chú trọng vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên. Theo đó, chia xã thành 2 vùng kinh tế gồm: Vùng 1 có các xóm: Yên Sơn, ót, Lạc Vượng, Chóng, Khan, Cả; vùng 2 gồm các xóm: Tân Thịnh, Khánh Ninh, Tân Thành, Yên Hòa, Dom. Với lợi thế có hơn 450 ha đất bằng phẳng, thuận lợi cho các xóm vùng 1 trồng lúa, ngô, rau, đậu các loại. Hiện toàn xã có 262 ha ngô, 180 ha lúa và 32 ha rau, đậu các loại. Các xóm vùng 2 chủ yếu là đất màu nên xã chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như mía (53 ha), lạc (98 ha), sắn (74 ha). Qua đó, nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất tự nhiên của xã.
Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, song song với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã vận động nhân dân tích cực phát triển chăn nuôi. Hiện toàn xã duy trì trên 1.000 con gia súc, đàn lợn hơn 5.500 con và đàn gia cầm gần 24.000 con. Qua đó, nâng tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 31,9% trong cơ cấu kinh tế của xã.
Với lợi thế có đường 12B và đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn, lại nằm ở vị trí gần trung tâm huyện nên Yên Lạc có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại - dịch vụ. Các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư và mở rộng quy mô SX-KD, đa dạng các loại hình hoạt động như dịch vụ ăn uống, vận tải, bán buôn, bán lẻ hàng hóa… Hiện toàn xã có 181 cơ sở kinh doanh hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, xã cũng tập trung phát triển CN-TTCN với 91 cơ sở sản xuất, chủ yếu là sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, đồ thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, đồ gia dụng. Nhờ đó, ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của xã (chiếm 35,9%), CN-TTCN chiếm 32,2%, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động trên địa bàn, tạo nguồn thu ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Cùng với phát triển kinh tế, nhiệm vụ xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng TS-VM cũng là nội dung quan trọng được Đảng bộ xã quan tâm triển khai thực hiện. Hiện Đảng bộ xã Yên Lạc có 382 đảng viên, sinh hoạt ở 15 chi bộ. Hằng năm, có trên 90% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, trên 50% chi bộ đạt TS-VM. Đảng bộ xã luôn quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV với hơn 60% cán bộ trẻ có trình độ từ trung cấp trở lên. 7 năm liên tục Đảng bộ xã Yên Lạc giữ vững danh hiệu TS-VM.
Nhờ triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, hiện thu nhập bình quân của xã đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2%. Năm 2015, xã hoàn thành 19 tiêu chí và cán đích NTM theo đúng lộ trình.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Lương Sơn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh. Dưới triều Nguyễn, vùng đất Lương Sơn được gọi là huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây gồm 7 tổng, 49 xã, thôn. Tháng 11/1880, triều Nguyễn quyết định sáp nhập huyện Mỹ Lương và huyện Chương Đức thành đạo Mỹ Đức thuộc Hà Nội. Ngày 22/6/1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ, tên gọi Lương Sơn chính thức có từ ngày 22/6/1886.
(HBĐT) - Là xã được chọn thực hiện điểm chương trình xây dựng NTM của huyện, có thể nói, Tử Nê được quan tâm, đầu tư nhiều mặt. Tuy nhiên, với những phần việc cần huy động nguồn lực, ngày công của nhân dân… và đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã có lúc là “bài toán khó” với cấp ủy, chính quyền xã.
(HBĐT) - Xã Yên Lập (Cao Phong) có diện tích tự nhiên 2.281,95 ha, tổng số 519 hộ với 2.168 nhân khẩu được chia thành 7 xóm. Trong những năm qua, cùng với triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã Yên Lập đã chú trọng lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
(HBĐT) - “Cuộc sống của bà con các xã vùng khó khăn đã cải thiện lên nhiều. Đường đi lối lại tốt hơn. Trường, lớp học được xây mới. Có trung tâm học tập cộng đồng để sinh hoạt. Có công trình nước sạch thụ hưởng…” - Đó là bày tỏ của đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò (Mai Châu), là một trong những xã đang được hưởng sự quan tâm, hỗ trợ về chính sách kịp thời từ Chương trình 135 của Chính phủ.
(HBĐT) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hợp lý; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân gắn với xây dựng NTM. Đó là những nhiệm vụ trọng tâm đang được Đảng bộ xã Yên Thượng (Cao Phong) khẩn trương triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 7, BTV Huyện ủy Mai Châu đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Điểm mới là đối tượng được triệu tập đã mở rộng đến bí thư, phó bí thư các chi, Đảng bộ cơ sở.