(HBĐT) - Năng động, mạnh mẽ, tự tin, 10 năm qua, TP Hòa Bình đã khẳng định vị thế của mình trên con đường hội nhập và phát triển.
Công trình biểu tượng thành phố Hòa Bình góp phần tô đẹp diện mạo đô thị.
Sức sống mới
Để tạo tiền đề cho quá trình xây dựng và phát triển đô thị, 10 năm qua, Thành ủy, UBND TP Hòa Bình đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị và các chương trình, đề án phát triển KT-XH. Tổ chức, điều hành và hướng dẫn nhân dân chuyển dịch mạnh nền kinh tế sang sản xuất hàng hóa; lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế làm mục tiêu phấn đấu xây dựng đô thị ngày càng phát triển. Một mặt, đẩy mạnh thu hút đầu tư, theo đó, từ năm 2010 - 2015, trên địa bàn thành phố có 26 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn khoảng 2.698 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được cấp phép lên 76 dự án. Hiện, trên địa bàn thành phố có trên 700 doanh nghiệp và trên 1.800 hộ kinh doanh cá thể cùng 11 HTX hoạt động SX-KD hiệu quả trên các lĩnh vực, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Riêng KCN bờ trái sông Đà, tỷ lệ lấp kín đạt 61% với 19 doanh nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp FDI, tạo việc làm và thu nhập cho trên 3.000 lao động. Quan tâm, tạo điều kiện để thu hút doanh nghiệp, trong 10 năm qua, trên địa bàn TP Hòa Bình nhiều khu thương mại lớn được hình thành như AP Plaza, siêu thị Vì Hòa Bình, Hoàng Sơn Plaza và hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp làm tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa, thu hút sức mua trong nhân dân, tăng giá trị khu vực thương mại - dịch vụ. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005-2015 đạt 13,29%. Tính riêng giai đoạn 2010-2015 có 13/15 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập và đời sống nhân dân được nâng lên, năm 2015 đạt 40 triệu đồng/người (tăng 5,4 lần so với năm 2006).
Diện mạo mới
Không khó để hình dung về một thị xã nằm ven sông Đà với những ngôi nhà lúp xúp. Đường đi, lối lại khúc khuỷu, gập ghềnh và lầy lội. Muốn qua sông nhất thiết phải lụy những chuyến phà, sau này là chiếc cầu phao bồng bềnh, lắc lẻo. Ngày ấy đã qua rồi, giờ đây mỗi ngày đi qua lại thêm những đổi thay mới. “Những người ở thế hệ chúng tôi cảm nhận rõ lắm thay đổi này” - ông Nguyễn Văn Huệ, 75 tuổi, cán bộ hưu trí ở phường Phương Lâm đã tỏ bày với tôi như vậy. Thay đổi lớn thì mọi người đều biết cả, riêng ông Huệ cảm thấy hài lòng với chi tiết thành phố đã thực hiện chủ trương xã hội hóa dưới hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để đầu tư xây dựng hệ thống nhà văn hóa ở khu dân cư. Có thể chưa đầy đủ, bởi có nơi 2-3 tổ dân phố sử dụng chung 1 nhà văn hóa nhưng đó cũng là điều đáng mừng. Vì từ mấy năm nay, khi tổ chức các cuộc sinh hoạt Đảng, đoàn thể, tổ chức hội của khu dân chúng tôi không phải lo mượn nhà dân.
Sự hài lòng của người dân đó là cái đích mà cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình hướng tới khi thực hiện các bước quy hoạch chỉnh trang đô thị - đồng chí Nguyễn Thanh Huy, Chủ tịch UBND thành phố đã khẳng định rõ điều này. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, thành phố đã ưu tiên hàng đầu cho xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Cụ thể, từ năm 2011-2015, tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn ước đạt 8.900 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH từ nguồn NSNN đạt trên 1.650 tỷ đồng. Trong những năm gần đây lần lượt hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình như các tuyến đường: Chi Lăng, Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu, Thịnh Lang và biểu tượng TP Hòa Bình… Với cách thức đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đến nay, 98% tuyến đường chính của thành phố có đèn chiếu sáng công cộng; 160/189 km đường bộ được rải nhựa và nâng cấp; hầu hết đường làng, ngõ xóm của 15 xã, phường đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Hiện, thành phố đang triển khai thi công Dự án đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình nhằm tạo nên huyết mạch giao thông nối liền với các đô thị lớn như Hà Nội và các tỉnh vùng Tây Bắc. Ngoài ra, thành phố đẩy nhanh thi công hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm; Trung tâm Hành chính - Chính trị thành phố...
10 năm, khoảng thời gian không dài, nhưng TP Hòa Bình đã có sự đổi thay ngoạn mục cả về nhịp sống và diện mạo. Quá trình đô thị hóa nơi đây diễn ra nhanh chóng và bền vững - theo ghi nhận của người dân. Và đó là nền tảng tốt để thành phố phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020, xứng danh là thành phố của ánh sáng, niềm tin và trí tuệ.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Từ việc tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong xã hội, cấp uỷ, chính quyền các cấp huyện Lạc Sơn đã tích cực động viên nhân nhân tham gia phát triển KT-XH góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020.
(HBĐT) - Chiếc xe tải vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn giao thông như hạ thùng xe, chở kéo theo vật nặng, cồng kềnh lưu thông trên đường Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình) gây nguy hiểm cho người và phương tiện. ảnh: MH
(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò quan trọng kiểm tra, giám sát (KTGS) đối với công tác xây dựng Đảng, bước vào năm 2016, chương trình KTGS của cấp ủy và UBKT các cấp thuộc Đảng bộ huyện Lạc Thủy được thực hiện toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nội dung với phương châm “Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, giám sát phải mở rộng”, coi trọng chất lượng, hiệu quả. Chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm vi phạm ngay từ khi mới manh nha, kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, kiên quyết xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm để giữ nghiêm kỷ luật của Đảng.
(HBĐT) - Trải qua chặng đường lịch sử 130 năm (1886 - 2016) xây dựng và phát triển với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng tinh thần, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất luôn được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy gìn giữ và phát huy. Những đổi thay mạnh mẽ, toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội là minh chứng rõ nét và sinh động nhất cho truyền thống, bản lĩnh của vùng đất Lạc Thủy anh hùng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy luôn chủ động nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tập trung mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng huyện phát triển nhanh và bền vững.
(HBĐT) - Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Lương Sơn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh. Dưới triều Nguyễn, vùng đất Lương Sơn được gọi là huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây gồm 7 tổng, 49 xã, thôn. Tháng 11/1880, triều Nguyễn quyết định sáp nhập huyện Mỹ Lương và huyện Chương Đức thành đạo Mỹ Đức thuộc Hà Nội. Ngày 22/6/1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ, tên gọi Lương Sơn chính thức có từ ngày 22/6/1886.
(HBĐT) - Là xã được chọn thực hiện điểm chương trình xây dựng NTM của huyện, có thể nói, Tử Nê được quan tâm, đầu tư nhiều mặt. Tuy nhiên, với những phần việc cần huy động nguồn lực, ngày công của nhân dân… và đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã có lúc là “bài toán khó” với cấp ủy, chính quyền xã.