HBĐT) - Thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm 2014, được sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự lãnh đạo trực tiếp của Hội Phụ nữ xã Bảo Hiệu, chi hội phụ nữ xóm Hồng, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) đã quyết định đăng ký mô hình “giúp nhau phát triển kinh tế”. Ban đầu triển khai, chi hội cũng gặp phải không ít khó khăn do hội viên ít, các hội viên còn tư tưởng e ngại. Với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp hội, dần dà, các chị em trong chi hội đã hiểu và hưởng ứng.

 

Chi hội phụ nữ xóm Hồng có 12 hội viên thì 100% chị em tham gia. Mô hình giúp nhau phát triển kinh tế của chi hội phụ nữ xóm Hồng mỗi quý sinh hoạt một lần. Mỗi hội viên đóng góp 100.000 đồng. Như vậy, 1 năm mỗi hội viên đóng góp được gần 5 triệu đồng. Trong buổi sinh hoạt, các chị em họp bàn, tìm ra cách làm giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Lấy nguồn quỹ đóng góp cho hội viên có nhu cầu vay vốn không lấy lãi. Nhờ có nguồn vốn vay của mô hình, gia đình hội viên Bùi Thị Bình đã có điều kiện, động lực để đầu tư phát triển kinh tế. Từ một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đến nay, hội viên Bùi Thị Bình đã có mô hình chăn nuôi quy mô với 70 con lợn thịt, 13 con lợn nái và đàn gà trên 300 con. Hàng năm đem lại cho gia đình chị hàng trăm triệu đồng.

 

Cũng như gia đình chị Bình, hội viên Bùi Thị Hải năm 2015 được mô hình cho vay 9 triệu đồng để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm. Với sự cần cù chịu khó cùng sự giúp đỡ, động viên tinh thần của các hội viên trong mô hình. Gia đình chị Hải đã vươn lên thoát nghèo, mỗi năm, gia đình chị thu nhập khoảng 50 - 60 triệu đồng và đã xây dựng được ngôi nhà khang trang.

 

Như vậy, đến nay, mô hình giúp nhau phát triển kinh tế của chi hội phụ nữ xóm Hồng, xã Bảo Hiệu đã và đang được nhân rộng với 7/14 xóm trong xã. Mô hình đã khẳng định được vị trí, vai trò trong việc giúp đỡ hội viên XĐ-GN, phát triển kinh tế gia đình. Chị Bùi Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bảo Hiệu cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đã có 7 mô hình giúp nhau phát triển kinh tế ở 7/14 xóm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có các mô hình gia đình không có người thân vi phạm pháp luật, không có người sinh con thứ 3, nuôi con khỏe, dạy con ngoan… trong thời gian tới sẽ nhân rộng và phát triển các mô hình này”.

 

                                                            

                                        Xuân Thiên (Đài Yên Thủy)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, năng động, sáng tạo xây dựng huyện Lạc Thủy phát triển nhanh và bền vững

(HBĐT) - Trải qua chặng đường lịch sử 130 năm (1886 - 2016) xây dựng và phát triển với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng tinh thần, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất luôn được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy gìn giữ và phát huy. Những đổi thay mạnh mẽ, toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội là minh chứng rõ nét và sinh động nhất cho truyền thống, bản lĩnh của vùng đất Lạc Thủy anh hùng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy luôn chủ động nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tập trung mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng huyện phát triển nhanh và bền vững.

Phát huy truyền thống vẻ vang, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn vững bước trong chặng đường đổi mới

(HBĐT) - Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Lương Sơn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh. Dưới triều Nguyễn, vùng đất Lương Sơn được gọi là huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây gồm 7 tổng, 49 xã, thôn. Tháng 11/1880, triều Nguyễn quyết định sáp nhập huyện Mỹ Lương và huyện Chương Đức thành đạo Mỹ Đức thuộc Hà Nội. Ngày 22/6/1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ, tên gọi Lương Sơn chính thức có từ ngày 22/6/1886.

Xã Tử Nê phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

(HBĐT) - Là xã được chọn thực hiện điểm chương trình xây dựng NTM của huyện, có thể nói, Tử Nê được quan tâm, đầu tư nhiều mặt. Tuy nhiên, với những phần việc cần huy động nguồn lực, ngày công của nhân dân… và đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã có lúc là “bài toán khó” với cấp ủy, chính quyền xã.

Đảng bộ xã Yên Lập tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

(HBĐT) - Xã Yên Lập (Cao Phong) có diện tích tự nhiên 2.281,95 ha, tổng số 519 hộ với 2.168 nhân khẩu được chia thành 7 xóm. Trong những năm qua, cùng với triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã Yên Lập đã chú trọng lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Huyện Mai Châu: Chương trình 135 “tiếp sức” các xã vùng khó khăn

(HBĐT) - “Cuộc sống của bà con các xã vùng khó khăn đã cải thiện lên nhiều. Đường đi lối lại tốt hơn. Trường, lớp học được xây mới. Có trung tâm học tập cộng đồng để sinh hoạt. Có công trình nước sạch thụ hưởng…” - Đó là bày tỏ của đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò (Mai Châu), là một trong những xã đang được hưởng sự quan tâm, hỗ trợ về chính sách kịp thời từ Chương trình 135 của Chính phủ.

 Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hợp lý; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân gắn với xây dựng NTM. Đó là những nhiệm vụ trọng tâm đang được Đảng bộ xã Yên Thượng (Cao Phong) khẩn trương triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục