(HBĐT) - Mùa xuân này, những nông dân trồng bí xanh ở các xã: Bảo Hiệu, Đoàn Kết, Phú Lai, Yên Lạc và trồng mía nguyên liệu, cà gai leo ở xã Đa Phúc theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của huyện Yên Thủy vui hơn rất nhiều. Vẫn ruộng đất cũ nhưng năng suất, sản lượng cao hơn. Đi trên cánh đồng mẫu trong những ngày đầu xuân mới, đâu đâu cũng gặp nụ cười, ánh mắt tràn đầy niềm vui của người nông dân.
Năm 2016, huyện Yên Thủy thực hiện dồn điền đổi thửa tại 17 xóm của 4 xã với diện tích dồn đổi là 612,5 ha. ảnh: Nông dân xóm Ao Hay, Yên Trị đưa cơ giới hóa vào làm đất chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân 2017.
Niềm vui từ những cánh đồng mẫu lớn
Bí xanh vụ đông được coi là cây giảm nghèo chủ lực trên vùng đất Bảo Hiệu. Hộ bà Bùi Thị Hiền ở xóm Bảo Yên là một trong những hộ có thu nhập cả trăm triệu đồng. Bà Hiền phấn khởi cho biết: Gia đình trồng 1 vạn dây bí trên 8.000 m2 đất vườn. Ngày thấp nhất gia đình thu 5 tạ quả, ngày cao nhất thu 2,5 tấn quả bán tại vườn với giá 13.000 đồng/kg. Dự kiến từ nay đến hết vụ gia đình thu được trên, dưới 10 tấn quả. Mức lãi đến thời điểm hiện tại đã đạt khoảng 70 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí.
Phong trào trồng bí xanh trái vụ phát triển mạnh nhất ở xóm Bảo Yên. Ngoài hộ bà Bùi Thị Hiền còn có một số hộ khác đạt mức thu trăm triệu đồng như ông Nguyễn Quang Giang, Bùi Viết Cường… Trên thực tế, nhiều hộ nông dân đã lựa chọn trồng bí xanh để nâng cao giá trị gia tăng cho một diện tích đất nông nghiệp. ước tính nếu thời tiết thuận lợi, năng suất bình quân của bí xanh có thể đạt 25-30 tấn/ha, đầu tư thâm canh 2 vụ/năm sẽ cho lãi khoảng 100 triệu đồng/ha, thâm canh 3 vụ/năm có thể thu về số lãi khoảng 160 triệu đồng/ha.
Tới thăm cánh đồng mía nguyên liệu quy mô 27 ha áp dụng theo mô hình cánh đồng mẫu lớn để liên kết tiêu thụ với Công ty Mía đường Việt Nam - Đài Loan tại xã Đa Phúc, chúng tôi cảm nhận được sự vui mừng của bà con nông dân sau một vụ mùa bội thu. Năm 2016, Công ty thu mua 369,5 ha mía nguyên liệu, bằng 43,47% diện tích mía nguyên liệu trên toàn huyện.
Cái bắt tay của 3 nhà
Vụ đông - xuân 2014, huyện Yên Thuỷ thí điểm thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Hợp đồng liên kết đã thống nhất UBND huyện Yên Thủy, Công ty CP xuất nhập khẩu GS Việt Nam và các hộ dân tại 4 xã được chọn xây dựng mô hình sẽ hình thành mối liên kết trong cung ứng giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật, sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Quá trình thực hiện, huyện hỗ trợ 5 triệu đồng/ ha. Các hộ dân lựa chọn diện tích đất liền khoảnh, có thể thâm canh 3 vụ/ năm. Từ 25 ha bí xanh thí điểm, đến nay, phát triển lên 40 ha ở 4 xã trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Từ hiệu quả thí điểm, UBND huyện Yên Thủy định hướng sẽ xây dựng và phát triển vùng sản xuất bí xanh theo hướng tập trung, liên kết sản xuất hàng hóa theo quy trình thống nhất, đảm bảo chất lượng ATTP.
Bên cạnh đó, thực hiện liên kết giữa 3 nhà, đầu năm 2013, huyện Yên Thủy đã liên kết với Công ty CP Mía đường Việt Nam - Đài Loan và Dự án giảm nghèo triển khai thành công 5 mô hình trồng mía nguyên liệu, quy mô 229,6 ha tại các xã: Lạc Lương, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đa Phúc, Lạc Hưng. Qua đó đã hình thành vùng sản xuất cây hàng hóa tập trung, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thu nhập, đời sống của bà con từng bước được nâng cao.
Ngoài ra, huyện cũng liên kết trồng, tiêu thụ mướp đắng lấy hạt, bí đỏ lấy hạt với Công ty TNHH Tân Lộc Phát quy mô 4 ha tại xã Yên Lạc; liên kết với Công ty CP dược liệu Solavina Hoà Bình hỗ trợ, hướng dẫn người dân trồng và tiêu thụ sản phẩm cà gai leo quy mô 5 ha tại xã Đa Phúc và 5 ha ngưu tất tại xã Bảo Hiệu.
Tiếp sức cho những cánh đồng mẫu lớn
Để có những cánh đồng mẫu lớn, năm 2013, huyện thí điểm thành công dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) tại 3 xóm của 2 xã, diện tích 90,59 ha. Cùng với thực hiện DĐĐT, các xã đã quy hoạch, xây dựng lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Năm 2014 -2015, huyện tiếp tục DĐĐT thành công ở 28 xóm của 9 xã. Năm 2016, DĐĐT tại 17 xóm của 4 xã với diện tích dồn đổi 612,5 ha. Trước khi DĐĐT mỗi hộ có từ 4-19 thửa, Sau khi dồn đổi mỗi hộ còn từ 1- 4 thửa, trung bình mỗi hộ còn 3,87 thửa, giảm khoảng 30%. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung. Qua gần 4 năm thực hiện DĐĐT đã mang lại hiệu quả tích cực cho sản xuất, nông dân có điều kiện đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, ước tính đã giảm khoảng 40% công lao động so với trước, giảm chi phí sản xuất khoảng 7 triệu đồng/ha.
Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thuỷ cho biết: Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện triển khai thực hiện đề án xây dựng cánh đồng mẫu. Có thể nói, cánh đồng mẫu lớn đã trở thành “sợi chỉ xe duyên” tạo nên cái bắt tay giữa 3 nhà: doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học trong sản xuất nông nghiệp. Thành công bước đầu của đề án đã tạo niềm tin tưởng trong người dân về tương lai phát triển nông nghiệp của huyện. Trong thời gian tới, huyện sẽ tăng cường hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Triển khai thực hiện các mô hình rau, quả ATTP tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm trên thị trường; hỗ trợ kinh phí chuyển đổi diện tích trồng màu kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Sáng 11/1/2017, Huyện ủy Lạc Thủy đã tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện các văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XII cho gần 200 cán bộ chủ chốt là trưởng, phó các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; Bí thư, phó Bí thư các chi Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy; Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy các xã, thị trấn.
(HBĐT) - Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tỉnh ta phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhờ đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phát triển KT-XH, củng cố QP-AN của tỉnh đạt được kết quả khá toàn diện. Đó là những đánh giá, ghi nhận của CB, ĐV và nhân dân đối với hoạt động của các cấp ủy Đảng trong năm 2016.
(HBĐT) - Được thành lập từ tháng 8/2015, CLB “Thanh niên phát triển kinh tế giỏi” Hòa Bình đã đoàn kết, tập hợp các ĐV-TN đoạt giải thưởng Lương Định Của qua các năm, ĐV-TN trên địa bàn tỉnh có tinh thần nhiệt huyết, tích cực phát triển kinh tế tại địa phương. Đồng thời, tạo môi trường để ĐV-TN trao đổi, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ nhau phát triển kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng NTM mới.
(HBĐT) - Hiện nay, Đảng bộ xã Độc Lập (Kỳ Sơn) có 10 chi bộ, trong đó có 1 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ trạm y tế, 2 chi bộ nhà trường và 6 chi bộ các xóm với 167 đảng viên. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ xã Độc Lập có 90% chi bộ đạt TS-VM.
(HBĐT) - Ông Vũ Thế Cương, Phó trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh cho biết: Trong thời điểm hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo (KN-TC) trên địa bàn tỉnh có những diễn biến phức tạp, tác động xấu đến ổn định trật tự xã hội, đặc biệt là ở một số huyện, thành phố đang triển khai những dự án lớn về phát triển kinh tế.