(HBĐT) - "Từ việc thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người có uy tín tạo sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề thực tế đòi hỏi, đưa nhanh nghị quyết của Đảng vào cuộc sống" - đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Đồng chia sẻ.


Xã Vĩnh Đồng nằm ở vùng trung tâm huyện, trình độ dân trí khá cao, nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, được huyện Kim Bôi chọn làm điểm nhiều chương trình, kế hoạch. Gần đây, xã làm điểm thực hiện công tác sáp nhập thôn, xóm và giải tỏa hành lang an toàn giao thông (HLATGT) đường 12 B. Với cách thức, phương pháp phù hợp, sự quyết liệt chỉ đạo, xã Vĩnh Đồng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, được UBND huyện đánh giá cao và đang nhân rộng.

Năm 2017, UBND huyện chọn xã Vĩnh Đồng thực hiện thí điểm sáp nhập thôn, xóm. Căn cứ vào chỉ đạo, kế hoạch của UBND huyện, xã tổ chức nắm bắt tư tưởng của cán bộ và nhân dân. Để thực hiện tốt chủ trương sáp nhập, xã mời những cán bộ, đảng viên, người có uy tín, những cán bộ nghỉ hưu để thông qua và xin ý kiến về phương pháp làm. Qua đó đã tranh thủ được uy tín, kinh nghiệm của cán bộ, đảng viên, người có uy tín. Sau đó, Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về thực hiện sáp nhập. Xã thành lập Ban chỉ đạo để tập trung đôn đốc thực hiện kế hoạch đề ra. Lần thứ nhất lấy ý kiến có 4/13 xóm, 100% người dân đồng ý; 9 xóm người dân còn băn khoăn về các thủ tục giấy tờ, lo xáo trộn cuộc sống, cơ sở vật chất văn hóa không đủ sinh hoạt... 10 ngày sau lần lấy ý kiến đầu tiên, xã thay đổi phương pháp làm, thay vì cán bộ trực tiếp xuống lấy ý kiến các hộ dân, xã mời những người có uy tín và những cán bộ, đảng viên đã về hưu cùng họp với bà con có ý kiến trước để tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng chủ trương sáp nhập. Sau đó, tổ công tác của xóm về xin ý kiến người dân thì đã có 8/9 xóm đồng ý với tỷ lệ cao. Còn xóm Chiềng 2 khá phức tạp, những lần xin ý kiến, nhiều hộ dân vắng mặt, tỷ lệ lấy phiếu lần thứ nhất đạt 34%. Để tạo đồng thuận cho cán bộ và nhân dân, xã đã phải họp lấy ý kiến 7 lần (chi bộ 3 lần, họp dân 4 lần), tổ công tác xã đến từng hộ dân vận động, xin ý kiến, tổng cộng đạt 67%, đạt chỉ tiêu đề ra. Sau 2,5 tháng tập trung chỉ đạo, xã đã hoàn thành công tác sáp nhập, giảm được 5 xóm (từ 13 xóm còn 8 xóm); giảm 7 chi bộ (từ 17 chi bộ còn 10 chi bộ). Đến nay đã kiện toàn bộ máy của xóm, chi bộ đi vào hoạt động hiệu quả. Trong quá trình thực hiện không xảy ra bức xúc trong tư tưởng cán bộ, nhân dân.


Xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH.

Đường 12 B qua địa bàn xã khoảng 2,5 km, liên quan đến khoảng 30 hộ dân. Nhận được chỉ đạo của UBND huyện về triển khai kế hoạch giải tỏa HLATGT đường 12 B, xã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai. Trong đó phân công lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đến từng gia đình tuyên truyền, vận động người dân, hộ kinh doanh tự giải tỏa vi phạm và cam kết không tái lấn chiếm HLATGT. Đối với những hộ cố tình vi phạm tổ chức lập biên bản cưỡng chế. Chỉ trong vòng 3 tháng xã đã hoàn thành giải tỏa HLATGT, trả lại sự thông thoáng cho đoạn đường.

Theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Hùng, để có được kết quả trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn phát sinh, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân thì phải thực hiện tốt quy chế dân chủ theo phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Tất cả các chủ trương, đề án phát triển KT-XH phải được bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng, trên cơ sở đó xây dựng nghị quyết, hoàn chỉnh đề án để tập trung chỉ đạo thực hiện mới có hiệu quả.

Xã Vĩnh Đồng đã chỉ đạo quyết liệt công tác di dân ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai, chuyển về khu tái định cư, bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của người dân. Xã cũng đã thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi phương thức thâm canh từ 2 vụ lên 3 vụ, chuyển đổi từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang một số cây trồng lặc lày, bí đỏ, bí xanh, mướp đắng lấy hạt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha, góp phần cải thiện đời sống người dân. Cán bộ và nhân dân trong xã đồng thuận hưởng ứng các phong trào phát triển KT-XH, hiến đất làm đường giao thông, công trình phúc lợi, sân thể thao, nhà văn hóa...

L.C


Các tin khác


Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954  - 7/5/2024).

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” diễn ra đầy ý nghĩa và hào hùng tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Đồng thời chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục