Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, sáng 23/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

 
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất phim

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ: Việc ban hành Luật Điện ảnh (sửa đổi) là cần thiết. Lý do là bởi Luật Điện ảnh hiện hành sau 14 năm thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự phát triển điện ảnh Việt Nam, đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập cần sớm được sửa đổi, bổ sung, cụ thể là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; một số quy định của Luật Điện ảnh không còn phù hợp hoặc đã bị bãi bỏ hoặc được quy định tại luật chuyên ngành khác, không thể hiện được đặc thù của điện ảnh nên không khả thi.


Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Một số vấn đề mới phát sinh cần bổ sung vào Luật Điện ảnh gồm: công nghiệp điện ảnh, thị trường điện ảnh, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong các khâu sản xuất, phát hành, phổ biến và lưu trữ phim; quản lý nội dung phim phát hành, phổ biến trên không gian mạng và tại địa điểm công cộng; quy định về phân loại và hiển thị mức phân loại, cảnh báo nội dung phim; cơ chế thu hút, khuyến khích sản xuất, ưu đãi đoàn làm phim nước ngoài quay phim tại Việt Nam; quy định cụ thể về phân cấp quản lý hoạt động điện ảnh; hoạt động xúc tiến, quảng bá phim thông qua việc tổ chức các liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim, giải thưởng điện ảnh Việt Nam, quốc tế trong và ngoài nước cùng chính sách tăng cường xã hội hóa hoạt động điện ảnh.

Một số quy định tại Luật Điện ảnh hiện hành cũng chưa theo kịp, phù hợp với các luật hiện hành của Việt Nam và cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; cũng như đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số trong hoạt động điện ảnh.

Theo Bộ trưởng, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) phù hợp với 4 chính sách đề xuất trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua bao gồm: Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất phim; hỗ trợ, khuyến khích phát hành, phổ biến phim Việt Nam; khuyến khích, thu hút tổ chức, cá nhân tham gia xúc tiến, quảng bá điện ảnh trong và ngoài nước; đổi mới công tác quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bối cảnh phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật.

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm gồm 8 chương, 50 điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh hiện hành. Theo đó, Chương VI về Quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh bao gồm 2 mục, là chương mới so với Luật Điện ảnh hiện hành.

Dự thảo Luật đã loại bỏ "phát hành phim là ngành nghề kinh doanh có điều kiện” vì: Dự thảo Luật đã quy định điều kiện chung để tiến hành các hoạt động phát hành phim cần tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ; Phim xuất khẩu phải có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng, phim nhập khẩu phim phải đảm bảo không vi phạm khoản 1 Điều 10 . Do vậy, quy định điều kiện kinh doanh đối với phát hành phim là không cần thiết đồng thời việc bỏ điều kiện sẽ khuyến khích lĩnh vực phát hành phim phát triển.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Trong quá trình xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) còn một số vấn đề có ý kiến khác nhau xin ý kiến Quốc hội. Đó là, quy định về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước; phổ biến phim trên không gian mạng.

Cần làm rõ quản lý nhà nước về cấp phép, phân loại phim

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Điện ảnh như các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Việc sửa đổi nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn  năm thi hành Luật Điện ảnh năm 2006, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; kiến tạo, phát triển thị trường điện ảnh.


Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng cơ bản tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. So với Luật hiện hành, dự thảo Luật có phạm vi điều chỉnh bao quát hơn, đã bổ sung nhiều quy định mới. Bên cạnh đó, Ủy ban nhấn mạnh một số vấn đề sau: Cần nhìn nhận điện ảnh dưới góc độ vừa là ngành nghệ thuật sáng tạo, vừa là ngành kinh tế; đặt ngành công nghiệp điện ảnh trong tổng hòa mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác và trong môi trường công nghệ số;  Luật cần bao quát toàn diện các vấn đề liên quan đến điện ảnh; khắc phục tình trạng "luật khung”, "luật ống”; bảo đảm phù hợp, đồng bộ, khả thi; tuân thủ Hiến pháp, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội phát triển ngành điện ảnh.

Ủy ban cơ bản nhất trí với tên gọi và phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật. Về đối tượng áp dụng, Ủy ban đề nghị làm rõ sự điều chỉnh của Luật đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ phổ biến phim trên không gian mạng vào Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 22.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhận thấy, các chính sách trong Dự thảo Luật còn phân tán, có nội dung diễn đạt chưa rõ; phim do Nhà nước đầu tư sản xuất theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị có đề tài khá rộng; đề nghị nghiên cứu, quy định chính sách chung về phát triển điện ảnh và công nghiệp điện ảnh.

Cơ quan soạn thảo Luật cũng cần làm rõ quản lý nhà nước về điện ảnh, thẩm quyền cấp phép phân loại phim; Hội đồng thẩm định và phân loại phim; tiêu chí phân loại phim theo hướng cụ thể, rõ ràng; trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh; sản xuất, phát hành và phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; lưu chiểu, lưu trữ phim; và một số vấn đề khác.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận một số vấn đề: Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh; quản lý nhà nước về điện ảnh (cấp phép phân loại phim, phân loại phim, trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh); những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh; sản xuất, phát hành, phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh. Cùng với đó, có 3 vấn đề trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội là sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước; phổ biến phim trên không gian mạng; quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh).

Theo TTXVN

Các tin khác


Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

(HBĐT) - Sáng 21/10, ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiến hành phiên thảo luận tổ về báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; báo cáo công tác phòng chống dịch Covid-19 và báo cáo ngân sách Nhà nước năm 2021. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên thảo luận tổ tại điểm cầu tỉnh. 

Khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV

(HBĐT) - Ngày 20/10, Quốc hội khoá XV tổ chức phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2. Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Kỳ họp thứ 2 được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung. Dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Chủ tịch UB T.Ư MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách ở T.Ư. 

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV khai mạc theo hình thức trực tuyến

Sáng 20/10, Kỳ họp thứ hai của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội tới 62 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Sáng 20/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Quán triệt, triển khai các quy định, văn kiện của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành Điều lệ Đảng

(HBĐT) - Ngày 19/10, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các quy định, văn kiện của T.Ư về công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) và thi hành Điều lệ Đảng. Dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức với hơn 4.000 đại biểu tại 148 điểm cầu của các thành ủy, huyện ủy và cấp ủy cơ sở.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT)- Chiều 18/10, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch (Covid-19). Đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Tham dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, lực lượng y tế tuyến đầu và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và lực lượng y tế tuyến đầu của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục