Ngô Văn Tuấn
Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh

(HBĐT) - Cách đây 70 năm, trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta, chiến dịch Hoà Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952 được nhắc đến như một mốc son chói lọi ghi nhận chiến thắng vang dội của quân và dân ta, cũng như sự thất bại thảm hại của quân Pháp trên mảnh đất Hoà Bình. Quá khứ hào hùng ấy vẫn còn sống mãi trong lòng Nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình. Tiếp nối truyền thống đó là sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH của tỉnh nhà, góp phần đổi thay rõ rệt ở xứ Mường hôm nay.


Các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trung tướng Nguyễn Quang Cường, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Quân khu 3; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh cùng Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh trao đổi về phát huy truyền thống hào hùng từ chiến thắng lịch sử Chiến dịch Hòa Bình.

Cách đây 70 năm, trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta, chiến dịch Hoà Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952 được nhắc đến như một mốc son chói lọi ghi nhận chiến thắng vang dội của quân và dân ta, cũng như sự thất bại thảm hại của quân Pháp trên mảnh đất Hoà Bình. Quá khứ hào hùng ấy vẫn còn sống mãi trong lòng Nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình. Tiếp nối truyền thống đó là sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH của tỉnh nhà, góp phần đổi thay rõ rệt ở xứ Mường hôm nay.

Ngày 18/11/1951, trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, Tổng Quân uỷ quyết định mở chiến dịch Hoà Bình. Ngày 24/11/1951, T.Ư Đảng ra chỉ thị "Nhiệm vụ phá cuộc tiến công Hoà Bình của địch” vạch rõ hai hướng tiến công: Một mặt phải động viên lực lượng đập tan kế hoạch chiếm đóng Hoà Bình của địch, mặt khác phải tận dụng thời cơ phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ, tiến công vào sau lưng địch. Bác Hồ đã gửi thư động viên tới cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) chủ lực và dân quân du kích trong chiến dịch Hoà Bình. Người nhắc nhở: "Bộ đội chủ lực đánh, bộ đội địa phương, dân quân du kích cùng đánh. Các lực lượng phải phối hợp nhau chặt chẽ để tiêu diệt sinh lực địch, để đánh tan kế hoạch thu đông của chúng”.

Hành động khẩn trương nhưng tuyệt đối bí mật, ngày 10/12/1951, cuộc tiến công tiêu diệt địch tại mặt trận Hoà Bình mở màn, bộ đội ta tập trung tiến công các vị trí địch ở các điểm cao Ba Vì, Tu Vũ, ven sông Đà và đường 6. Từ ngày 10/12 đến cuối tháng 12/1951, các đơn vị bộ đội chủ lực đã liên tiếp tiêu diệt các vị trí Ninh Mít ở Tây Nam núi Ba Vì (Sơn Tây), Tu Vũ (Phú Thọ) (10/12/1951), cao điểm 400 trên núi Ba Vì (29/12/1951). Nổi lên các trận đánh như trận phục kích của một đại đội thuộc Tiểu đoàn 616 và Đại đội 16 của Kỳ Sơn trên đường 6 từ Cầu Dụ đến hang Đá Thau đã tiêu diệt hoàn toàn một đoàn xe 34 chiếc của giặc. Tại dốc Kẽm, ngày 11/12/1951, một tiểu đoàn chủ lực cùng Tiểu đoàn 616, Đại đội 16 bộ đội địa phương và du kích xóm Dụ, xã Mông Hoá đã phục kích diệt 2 trung đội, phá huỷ 11 xe, giải thoát trên 100 đồng bào bị giặc bắt đi làm phu. Ngày 12/12/1951, một toán quân địch từ thị xã Hoà Bình theo đường 6 hành quân lên Mai Đà đã vấp phải sức giáng trả quyết liệt của Tiểu đoàn 353, thuộc Trung đoàn 66 bộ đội chủ lực cùng bộ đội địa phương và du kích xã Bình Thanh tại Giang Mỗ. Kết quả trên 1 đại đội Âu - Phi bị tiêu diệt và bắt sống, 6 xe cơ giới của địch bị phá huỷ, trong đó có 1 xe tăng, nổi lên trận này là tấm gương anh hùng Cù Chính Lan. Ngày 22/12/1951, trong trận địa phục kích trên sông Đà kéo dài 6 km, quân ta đánh tan một đoàn tàu chiến, ca nô của địch, bắn chìm 1 tàu Moonitô và 6 ca nô. Tại hướng đường 21, bộ đội du kích tiến công tiêu diệt các cụm đóng quân của địch tại Tứ Đền, Đồi Xim, kết thúc đợt 1 vào ngày 26/12/1951.

Đợt 2 và đợt 3 của chiến dịch diễn ra từ đêm 29/12/1951 và đêm 7/1/1952, bộ đội chủ lực, bộ đội và du kích địa phương liên tiếp tấn công vào các vị trí, cứ điểm, đồn trú của địch. Địch vận được xác định là một trong những công tác trọng tâm, Ban địch vận các cấp phối hợp cùng các đoàn thể, lực lượng ráo riết thực hiện với nhiều hình thức: in và phát hành hàng nghìn bức thư của Bác Hồ gửi ngụy binh, thông báo về chính sách khoan hồng của Chính phủ, Bác Hồ đối với những người lầm đường theo giặc trở về với Nhân dân... Ngày 23/2/1952, địch bắt đầu rút chạy khỏi thị xã Hoà Bình thì gặp phải truy kích liên tiếp của quân ta, phải mất 2 ngày chúng mới rút hết về căn cứ Xuân Mai. Đến ngày 25/2, Tổng Quân ủy quyết định kết thúc Chiến dịch Hòa Bình.

Tiếp nối truyền thống hào hùng đó, những năm qua, LLVT tỉnh đã làm tốt nhiều mặt trong công tác huấn luyện, giáo dục chính trị, phổ biến kiến thức QP-AN, tham gia đảm bảo an sinh xã hội, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, đảm bảo chính sách hậu phương quân đội. Nổi bật như hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm với chất lượng tốt được Quân khu đánh giá cao; hoàn thành kế hoạch huấn luyện hàng năm cho các đối tượng như lực lượng thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên; hoàn thành chương trình giáo dục chính trị, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng. Thực hiện phong trào thi đua Quyết thắng gắn với các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, các cuộc vận động lớn đã có nhiều đổi mới, hiệu quả thiết thực. 100% CB, CS LLVT tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân.

Trong quá trình xây dựng tỉnh nhà, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tỉnh Hòa Bình đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, bình quân hàng năm đạt 7,59% trong giai đoạn 2016 - 2020; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; các ngành, lĩnh vực sản xuất phát triển đều đặn; năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 54.956 tỷ đồng, gấp 1,65 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 63,8 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình khu vực trung du, miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước.

Các tiềm năng, lợi thế của tỉnh được khai thác hiệu quả, diện mạo đô thị biến đổi sâu sắc, đời sống người dân được nâng cao. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển mạnh. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh được bảo tồn và phát triển… Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm, các nhiệm vụ chính trị đạt thắng lợi lớn.
Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hoà Bình (10/12/1951 - 10/12/2021) là dịp để Đảng bộ, chính quyền, LLVT và Nhân dân trong tỉnh ôn lại truyền thống quê hương kiên cường cánh mạng, tri ân những đóng góp của CB, CS và Nhân dân, góp phần khơi dậy lòng tự hào của các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Từ những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền, LLVT và Nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống quê hương, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đổi mới mạnh mẽ tư duy và hành động thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển KT-XH; thực hiện quyết liệt các khâu đột phá chiến lược, các nhiệm vụ trọng tâm và các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết ĐHĐB tỉnh lần thứ XVII, tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án vào các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo đảm QP-AN; phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Các tin khác


Hội nghị Đảng uỷ Quân sự tỉnh lần thứ 8, nhiệm kỳ 2020 - 2025

(HBĐT) - Ngày 30/11, Đảng uỷ Quân sự tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 8, khoá XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (phiên họp cuối năm 2021). Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Cường, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Quân khu 3; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Văn phòng Tỉnh uỷ.

Chủ tịch Quốc hội chủ trì buổi làm việc về chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế

Sáng 30/11, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và nhóm chuyên gia, nhà nghiên cứu về chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2

Ngày 29/11, Văn phòng Chính phủ có công văn số 8706/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, chất lượng cao

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn, diện tích dành cho nông nghiệp chiếm hơn 14% tổng diện tích tự nhiên. Ngày 31/6/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1604/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Đề án có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho 74% dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước tiến tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhanh chóng sản xuất vaccine trong nước kịp thời, an toàn, khoa học, hiệu quả

Sáng 27/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp về vấn đề nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19 trong nước.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp đánh giá tình hình  KT-XH năm 2021

(HBĐT) - Ngày 26/11, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy tháng 11 đánh giá tình hình KT-XH năm 2021 và một số nội dung quan trọng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục