(HBĐT) - Chiều tối 10/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa XIII lần thứ nhất nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã được tổ chức.


 

Hội nghị có đại diện các Ban Đảng Trung ương và 132/155 ủy viên Ban Chấp hành tham gia (đạt tỉ lệ 85%).

Hội nghị đã tập trung thảo luận dân chủ với tinh thần dân chủ xây dựng về Đề án nhân sự Đoàn Chủ tịch, Đề án nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Tại Hội nghị, 100% ủy viên Ban Chấp hành có mặt đã biểu quyết danh sách 31 đồng chí trúng cử Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá XIII.

100% ủy viên Ban Chấp hành có mặt đã biểu quyết bầu đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa XII là Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2022-2027.

100% ủy viên Ban Chấp hành có mặt tại Hội nghị đã biểu quyết bầu 4 đồng chí là Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, gồm:

Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa XII.
Bà Trần Lan Phương - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa XII.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành đã quyết nghị, giao cho Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khóa XIII nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị, hoàn thiện hồ sơ nhân sự báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Trước đó, vào buổi chiều, đại hội đã bầu 155 đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027.

 

1. Tiểu sử tóm tắt của Bà Hà Thị Nga


  • Sinh ngày: 20/02/1969.
  • Dân tộc: Thái.
  • Quê quán: Xã Piềng Vế, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
  • Chức vụ Đảng, chính quyền: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm ngành Ngữ văn.
  • Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân.
  • Quá trình công tác: Bà Hà Thị Nga đã có quá trình công tác và trưởng thành ở các vị trí:

Phó Bí thư Đoàn Thanh niên khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Phó Bí thư Đoàn khối cơ quan Dân chính đảng tỉnh Lào Cai, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai khóa XII (1999-2004), khóa XIII (2004-2009); Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Văn hóa xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai; Bí thư tỉnh đoàn Lào Cai; Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa VIII và IX; Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai khóa XIV (2011-2016); Bí thư Huyện ủy Mường Khương nhiệm kỳ 2010-2015, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV (2010-2015); Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XV (2015-2020), Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Lào Cai.

Từ tháng 5/2020 là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2017-2022 và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (2021-2026) và Đại biểu Quốc hội khóa XV (2021-2026).

2. Tiểu sử tóm tắt của bà Tôn Ngọc Hạnh

  • Sinh ngày: 29/8/1980.
  • Dân tộc: Kinh.
  • Quê quán: Phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
  • Chức vụ Đảng, chính quyền: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, Thạc sỹ chính trị học chuyên ngành Xây dựng đảng.
  • Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
  • Quá trình công tác: Bà Tôn Ngọc Hạnh đã có quá trình công tác và trưởng thành ở các vị trí:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Phó Ban Tổ chức, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh đoàn; Bí thư Đoàn khối doanh nghiệp; Giám đốc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn khóa IX (2007-2012) và khóa X (2012-2017); Đại biểu Hội đồng Nhân tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025; Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Từ tháng 02/2021 là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.

3. Tiểu sử tóm tắt của bà Đỗ Thị Thu Thảo

  • Sinh ngày: 18/11/1975
  • Dân tộc: Kinh
  • Quê quán: Xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
  • Chức vụ Đảng, chính quyền: Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội.
  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Xã hội học, Cử nhân Ngoại ngữ tiếng Anh, Thạc sỹ Quản lý công, Tiến sỹ kinh tế chính trị.
  • Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp Lý luận chính trị - Hành chính.
  • Quá trình công tác: Bà Đỗ Thị Thu Thảo đã có quá trình công tác và trưởng thành ở các vị trí:

Phó Bí thư, Bí thư Xã đoàn An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Huyện đoàn Châu Thành, tỉnh Bến Tre; Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bến Tre; Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn tỉnh Bến Tre; Phó Bí thư Thường trực, Bí thư huyện ủy huyện Chợ Lách; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh. Từ tháng 8/2018 là Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ tháng 02/2022 là Phó Chủ tịch Thường trực.

4. Tiểu sử tóm tắt của bà Trần Lan Phương

  • Sinh ngày: 06/11/1975.
  • Dân tộc: Kinh.
  • Quê quán: Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Chức vụ Đảng, chính quyền: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.
  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngoại ngữ ngành tiếng Anh, Cử nhân Kinh tế ngành Tài chính - Ngân hàng, Thạc sỹ Kinh tế, Tiến sỹ Kinh tế.
  • Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp Lý luận Chính trị - Hành chính.
  • Quá trình công tác: Bà Trần Lan Phương đã có quá trình công tác và trưởng thành ở các vị trí:

Phó Trưởng phòng Phòng Hợp tác quốc tế, Phó Chánh Văn phòng Hội sở chính Ngân hàng Chính sách xã hội; Phó Giám đốc, Giám đốc, Bí thư Đảng bộ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hà Tĩnh; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh; Bí thư Chi bộ, Giám đốc Ban Kế hoạch nguồn vốn Hội sở chính Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương; Bí thư Đảng bộ, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội kiêm Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022.

5. Tiểu sử tóm tắt bà Nguyễn Thị Minh Hương

  • Sinh ngày: 26/12/1973.
  • Dân tộc: Kinh.
  • Quê quán: Xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
  • Chức vụ Đảng, chính quyền: Ủy viên Đảng đoàn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
  • Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngoại ngữ ngành tiếng Nga, Cử nhân Ngoại ngữ ngành tiếng Anh, Cử nhân Luật ngành Luật Kinh tế, Thạc sỹ về Nghiên cứu Phát triển.
  • Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp Lý luận Chính trị - Hành chính.
  • Quá trình công tác: Bà Nguyễn Thị Minh Hương đã có quá trình công tác, gắn bó và trưởng thành trong tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được 25 năm (từ năm 1996) với nhiều vị trí công tác khác nhau. Từ nhiệm kỳ khóa XI (2012-2017) đến tháng 9/2021 bà là Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ tháng 10/2021 là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

 

 

P.V (TH)


Các tin khác


Thủ tướng Chính phủ: Phụ nữ đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước

Sáng 7/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý và nữ trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và Kỷ niệm 1982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Quyết tâm thực hiện đa mục tiêu, từng bước bình thường hóa với dịch Covid-19

(HBĐT) - Sáng 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 chủ trì phiên họp lần thứ 13 của BCĐ với 63 tỉnh, thành phố về công tác PCD Covid-19. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ Chính phủ đến điểm cầu các bộ, ngành, địa phương.  

Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền rất quan trong trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án. Thực tế cho thấy, ở nơi nào người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt chỉ đạo công tác GPMB, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ đầu tư thì ở đó việc GPMB có chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu đầu tư dự án, huy động các nguồn lực, thúc đẩy KT-XH.

Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật

Sáng 4/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật để xem xét 5 dự án Luật và 1 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hàng loạt giải pháp trước những diễn biến mới trong nước và quốc tế

(HBĐT) - Ngày 3/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự phiên họp.

Kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, khởi sắc

Ngày 3/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục