Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi Hiến pháp, xem xét, thông qua 13 dự án luật phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy.


Ảnh: Kỳ họp Quốc hội bất thường lần 9, Quốc hội khóa XV

Căn cứ quy định của pháp luật, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, khai mạc vào ngày 5/5/2025 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 28/6/2025. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Theo đó, Kỳ họp Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1: Từ ngày 5/5 đến hết ngày 28/5/2025; Đợt 2: Từ ngày 11/6 đến hết sáng ngày 28/6/2025.

Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của cơ quan hữu quan và tình hình chuẩn bị thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Trong đó, đề nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh một số nội dung của Kỳ họp, cụ thể như sau:

- Bổ sung trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

- Bổ sung trình Quốc hội xem xét, thông qua 13 dự án luật để tiếp tục phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gồm: (1) Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); (2) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (3) Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); (4) Luật Thanh tra (sửa đổi); (5) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; (6) Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi); (7) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; (8) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; (9) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; (10) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn và Luật Thanh niên; (11) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản và (12) Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); (13) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Bổ sung trình Quốc hội xem xét, thông qua 11 dự án, dự thảo quan trọng khác: (1) Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); (2) Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); (3) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (4) Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); (5) Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam; (6) Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14; (7) Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công; (8) Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15; (9) Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; (10) Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT; (11) Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng cho 06 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.

- Bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, trường hợp đủ điều kiện thì sẽ xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

- Rút 03 dự án: (1) Luật Cấp, thoát nước; (2) Luật Quản lý phát triển đô thị; (3) Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) ra khỏi chương trình Kỳ họp thứ 9.

- Điều chỉnh thời điểm trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 sang trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ thứ 9 đối với 02 dự án: (1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và (2) Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đối với dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trường hợp quá trình thảo luận đạt được sự đồng thuận cao thì sẽ xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

- Bổ sung trình Quốc hội xem xét, quyết định: (1) Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; (2) Thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; (3) Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (4) Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku; (5) Chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ nguồn ngân sách Nhà nước; (6) Bố trí nguồn thanh toán các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) và (6) Một số nội dung về tài chính, ngân sách nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương hoàn chỉnh tài liệu các nội dung Kỳ họp để gửi đến các vị đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. Đồng thời, giao Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các điều kiện bảo đảm, trong đó chú trọng công tác thông tin, truyền thông, các điều kiện về cơ sở vật chất, an ninh, an toàn… để phục vụ tốt cho Kỳ họp.

Để Kỳ họp thứ 9 đạt kết quả tốt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, góp ý kiến về các nội dung Kỳ họp. Các Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi báo cáo tổng hợp về Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Theo VTV.VN

Các tin khác


Đại tướng Khamtay Siphandone - Tấm gương sáng về lòng trung thành với Tổ quốc và nhân dân

Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, đồng thời là người bạn lớn, thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã từ trần vào hồi 10h30, ngày 2/4/2025, hưởng thọ 101 tuổi.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đức Hinh kiểm tra dự án trọng điểm và công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Lạc Sơn

Sáng 4/4, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Sơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị và kiểm tra dự án trọng điểm, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Chiều 3/4, tại Lào, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Khamtay Siphandone.

Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026: Thông qua 17 nghị quyết quan trọng

Sáng 3/4, HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề). Tham dự kỳ họp có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;  lãnh đạo UBND, UB MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành... Các đồng chí: Bùi Thị Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu bài viết "VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tỉnh Hòa Bình lần đầu tiên đạt mức tăng trưởng 12,76%

Trong bối cảnh dồn lực thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, song lần đầu tiên tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hoà Bình đạt mức 12,76% trong quý I/2025, là tỉnh có tốc độ tăng trưởng chỉ đứng sau tỉnh Bắc Giang. Đây là kết quả sự tập trung chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và sự cố gắng chung của hệ thống chính trị, cụ thể hóa chỉ đạo của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương (T.Ư) của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục