(HBĐT) - Sáng 13/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Phát biểu kết luận phiên thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau một buổi làm việc tích cực, dân chủ, nghiêm túc, khẩn trương, đã có 27 ý kiến phát biểu, 2 đại biểu tranh luận. Các ý kiến phát biểu rất sâu sắc, trên tinh thần xây dựng, có những vấn đề chung và nhiều góp ý cụ thể xuất phát từ thực tiễn của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm. Bộ phận thư ký đã ghi chép đầy đủ, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ có báo cáo tổng hợp gửi ĐBQH và các cơ quan có liên quan.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ từng vấn đề, những vướng mắc, nội dung nào chưa phù hợp thuộc về quy định của luật, quy định của các văn bản dưới luật; hoặc do tổ chức thực hiện để có định hướng sửa đổi cho trúng, toàn diện và đảm bảo tính khả thi. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, có báo cáo giải trình, tiếp thu để trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
* Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung làm việc.
Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 462/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,77%. Như vậy, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Chương trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 có bố cục gồm 4 Điều với các nội dung chủ yếu về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Sau đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, các ý kiến của ĐBQH đều rất thiết thực, cụ thể, sâu sắc, rõ ràng, bao quát toàn diện các nội dung của Dự thảo Luật. Theo đó, các đại biểu cơ bản nhất trí cao về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Dự thảo Luật này. Các đại biểu đã nêu thêm và phân tích sâu sắc, kỹ càng những vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện để hoàn chỉnh Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các ĐBQH để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022 theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vừa được Quốc hội thông qua.
P.V (TH)
(HBĐT) - Ngày 7/6, Quốc hội (QH) tiếp tục ngày làm việc thứ 12 tại Nhà QH dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Vương Đình Huệ.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trong phiên họp ngày 7/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ chủ trì điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội về nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
(HBĐT) - Sáng 6/6, tiếp tục chương trình làm việc, trong ngày làm việc đầu tiên của tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư 5 dự án giao thông quan trọng, bao gồm: Đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Tiếp đó, Quốc hội dành thời gian thảo luận ở Tổ về các nội dung trên.
Sáng 6/6, Chính phủ đã trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngày 6/6, Quốc hội thảo luận về các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc và chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Ngày 3/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.