(HBĐT) - Sáng 14/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Quang Phương, QH biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ). 


Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình bấm nút biểu quyết thông qua dự án Luật Cảnh sát cơ động. 

Phát biểu tại Kỳ họp, Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương cho biết, kết quả biểu quyết cho thấy, có 454/474 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết đã tán thành thông qua Luật CSCĐ, chiếm tỷ lệ 91,16%. Với tỷ lệ như vậy, QH đã thông qua Luật CSCĐ.

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương, QH đã tiến hành biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết về việc Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của QH năm 2023. Trước khi tiến hành biểu quyết, QH đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Tổng Thư ký QH Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của QH năm 2023. Sau đó, QH tiến hành biểu quyết. Theo đó, với 475 ĐBQH tham gia biểu quyết, có 469 tán thành (chiếm 94,18%), QH đã thông qua Nghị quyết Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. Tiếp đó, QH tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát của QH về việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia. Theo đó, với 471 đại biểu tham gia biểu quyết, có 465 đại biểu tán thành (chiếm 93,37%), QH đã thông qua Nghị quyết Thành lập Đoàn giám sát của QH về "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của QH về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Sau đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định, QH tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định cho biết, đã có 151 ý kiến ĐBQH thảo luận tại tổ, trong phiên họp sáng có 20 ĐBQH phát biểu ý kiến, có 3 ĐBQH tranh luận, không khí tranh luận sổi nổi, trí tuệ, dân chủ, rõ ràng, thể hiện trách nhiệm cao, các ý kiến ĐBQH bao quát toàn diện các nội dung của dự án Luật. Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định nêu rõ, qua thảo luận ý kiến của các ĐBQH nhất trí cao sự cần thiết phải ban hành dự án Luật quan trọng này, thống nhất với nhiều nội dung cơ bản của dự án Luật. Đồng thời, các đại biểu cũng phân tích, làm rõ thêm những nội dung còn có ý kiến khác nhau cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn nữa và tiếp tục hoàn thiện để nâng cao chất lượng, tính đồng bộ, bảo đảm tính thống nhất, khả thi của các quy định trong dự thảo Luật này nói riêng và các luật khác trong hệ thống pháp luật nói chung. 

* Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, QH tiến hành thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) sửa đổi.

Các ĐBQH tập trung thảo luận vào các vấn đề trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội và các vấn đề khác như: Các quy định về hành vi BLGĐ; những hành vi bị nghiêm cấm; về tư vấn, hòa giải trong phòng, chống BLGĐ; về báo tin và xử lý tin báo, tố giác về BLGĐ; về biện pháp tránh tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã; biện pháp tránh tiếp xúc theo quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng; về cơ sở trợ giúp phòng, chống BLGĐ; về xã hội hóa công tác phòng, chống BLGĐ và quản lý Nhà nước…

P.V (TH) 

Các tin khác


Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954  - 7/5/2024).

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” diễn ra đầy ý nghĩa và hào hùng tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Đồng thời chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục