(HBĐT) - Chiều 14/11, đoàn giám sát của Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh tại Sở LĐ-TB&XH.
Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) phát biểu tại buổi giám sát.
Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) của tỉnh đã góp phần tích cực giúp các đối tượng và gia đình giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Từ năm 2020 đến tháng 8/2022, toàn tỉnh chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 85 nghìn người, số tiền gần 397 tỷ đồng. Về kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng sống tại cộng đồng, đã chi trả cho trên 8.500 người với tổng số tiền gần 29 tỷ đồng. Thực hiện hỗ trợ mai táng phí cho 2.654 người, số tiền trên 16 tỷ đồng. Thực hiện chính sách chăm sóc, nuôi dưỡng 686 người là đối tượng BTXH. Việc thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thông qua tổ chức dịch vụ chi trả như Bưu điện trên địa bàn tỉnh được quan tâm, từ năm 2020 đến nay chi trả tổng kinh phí trên 422 tỷ đồng.
Các đại biểu đã thảo luận, đánh giá những thuận lợi, phân tích khó khăn, vướng mắc, đề ra những giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí địa phương cho các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác xã hội ở các địa phương trong tỉnh; nâng hệ số hỗ trợ đối với đối tượng BTXH là người DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không có khả năng lao động; có cơ chế, chính sách mở rộng thêm đối tượng đặc thù của địa phương để hưởng chính sách BTXH hoặc đưa vào Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng...
Kết luận buổi giám sát, đồng chí trưởng đoàn đánh giá cao sự nỗ lực của toàn ngành LĐ-TB&XH trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đồng bào DTTTS trên địa bàn tỉnh. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, ngành thực hiện tốt công tác tham mưu, chỉ đạo và thực hiện chính sách đảm bảo cho các đối tượng. Đồng chí đề nghị: Thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện tốt hơn chính sách, đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước; tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cho các đối tượng; bổ sung những nội dung đề xuất, kiến nghị, hoàn thiện báo cáo trình các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết...
H.L
(HBĐT) - Sáng 12/11, tại thành phố Đà Nẵng, Báo Nhân Dân phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc.
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 11/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với 451 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 90,56 %.
(HBĐT) - Chiều 11/11, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình, đoàn đại biểu cấp cao HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ do ngài Ts.Jambalsuren, Chủ tịch HĐND tỉnh TUV làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 11/11, Đoàn đại biểu cấp cao HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ bắt đầu chuyến công tác thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn công tác do ngài Ts.Jambalsuren, Chủ tịch HĐND tỉnh TUV làm trưởng đoàn; các thành viên là đại biểu HĐND tỉnh và lãnh đạo một số cục, địa phương tỉnh TUV. Ngài Jigjee Sereejav, Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam cùng tham dự chuyến công tác.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 11/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động sang môi trường số; chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 10/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).