(HBĐT) - Tỉnh Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây, đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú nên ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất Hoà Bình và để lại một nền văn hoá nổi tiếng, được đặt tên "Văn hoá Hoà Bình".

 

Học sinh các dân tộc trong tỉnh thăm quan Trưng bày chuyên đề "Văn hóa Hòa Bình" 
trên đất Hòa Bình tại Bảo tàng tỉnh. 


Từ những năm 20 của thế kỷ XX, các hang động trong các sơn khối đá vôi tỉnh Hòa Bình đã được các nhà khảo cổ học của trường Viễn Đông Bác Cổ chú ý tới. Qua quá trình khảo sát, thám sát, khai quật và nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy tại đây một nền văn hoá phát triển trong giai đoạn từ hậu kỳ đá cũ cho tới sơ kỳ đá mới.

Người có công đầu trong việc phát hiện, nghiên cứu là nhà khảo cổ học người Pháp - bà Madeleine Colani.  Năm 1932, tại hội nghị Tiền sử Viễn Đông họp ở Hà Nội, nền văn hóa này đã được các nhà khảo cổ thế giới công nhận. Hội nghị đã thông qua và thống nhất lấy thuật ngữ "Văn hoá      Hoà Bình” do bà Madeleine Colani đưa ra để đặt tên cho nền văn hoá này.

Văn hoá Hoà Bình không chỉ tồn tại trên đất nước Việt Nam mà còn phân bố rất rộng ở khu vực Đông Nam Á. Ở phía Bắc, di tích Văn hoá Hoà Bình có mặt ở Nam Trung Quốc; về phía Nam, Văn hoá Hoà Bình lan tận đảo Sumatra (Indonesia); phía Tây, di tích Văn hoá Hoà Bình đã gặp ở Miến Điện, Thái Lan và ở phía Đông, người ta cho rằng có dấu vết của văn hoá này trong một hang động của Philippines. Tuy nhiên, chưa ở đâu Văn hoá Hoà Bình phân bố dày đặc và phong phú như ở Việt Nam và Việt Nam được nhiều nhà khoa học nước ngoài xem là quê hương của Văn hoá Hòa Bình.

Hiện nay ở Việt Nam đã tìm thấy trên 130 địa điểm thuộc nền Văn hoá Hoà Bình, trong đó, riêng tỉnh Hoà Bình có trên 70 di tích đã được phát hiện và nghiên cứu.

Văn hoá Hoà Bình tồn tại trong khoảng thời gian từ 30.000 năm đến 7.500 năm cách ngày nay; được xác định là gạch nối giữa thời đại Đá cũ (Văn hoá Sơn Vi - Phú Thọ) và thời đại Đá mới (Văn hoá Bắc Sơn - Lạng Sơn).

Sự hiện diện của nền Văn hoá Hoà Bình không chỉ là minh chứng khẳng định Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài người, mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hoá sinh học từ người vượn tiền sử Homoeretus tiến lên người hiện đại Homosapiens, về phương thức kiếm sống; về tổ chức xã hội, khi con người ở đây đã tiến từ giai đoạn "bầy người” tới tổ chức bộ lạc nguyên thủy....
    
Đến nay, Văn hóa Hòa Bình vẫn luôn là một nền văn hóa tiền sử độc đáo, đầy sức hút với nhiều thế hệ các nhà khảo cổ, khoa học xã hội nhân văn trong nước và quốc tế. Về phía địa phương, tỉnh Hòa Bình đã chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị của nền Văn hóa Hòa Bình. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành chức năng, nhiều di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Các nhà khoa học trong và ngoài nước có nhiều nghiên cứu, khám phá về những giá trị nổi bật của Văn hóa Hòa Bình.

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận và đặt tên cho nền Văn hóa Hòa Bình (1932 - 2022), tỉnh Hòa Bình tổ chức nhiều hoạt động chào mừng, cụ thể như: Tổ chức tham quan một số di tích khảo cổ tiêu biểu về Văn hóa Hòa Bình mới khai quật tại huyện Lạc Sơn; đặt tên tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani tại TP Hòa Bình; khai trương trưng bày triển lãm chuyên đề "Văn hóa Hòa Bình” trên đất Hòa Bình tại Bảo tàng tỉnh… Đặc biệt, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia về chủ đề "90 năm thế giới công nhận nền Văn hóa Hòa Bình”. Thông qua hội thảo, tỉnh Hòa Bình mong muốn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, tôn vinh những giá trị khảo cổ đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình, góp phần khơi dậy lòng tự hào của các dân tộc tỉnh Hòa Bình, nơi được coi là trung tâm của nền Văn hóa Hòa Bình để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đồng thời, bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đối với những đóng góp lớn lao của nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani – người đã có công phát hiện và đặt tên cho nền Văn hóa Hòa Bình, để Văn hóa Hòa Bình được cả thế giới công nhận là một trong những chiếc nôi phát triển của loài người.

Hội thảo 90 năm thế giới công nhận và đặt tên cho nền Văn hóa Hòa Bình cũng là dịp để cùng nhìn lại những giá trị văn hóa nổi bật mà chúng ta đang được sở hữu, để rồi càng thêm tự hào vì quê hương tươi đẹp của chúng ta là một trong những "cái nôi” quan trọng của nền Văn hoá Hoà Bình. Nền văn hóa các dân tộc trong tỉnh ngày nay chính là sự tiếp nối liên tục của nền văn hóa thời tiền sử. Qua hàng ngàn năm phát triển, đã sản sinh nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng độc đáo, đa dạng, phản ánh rõ nét cuộc sống lao động sản xuất và đời sống tâm linh của cư dân Hòa Bình. Những di sản văn hóa nổi tiếng như Chiêng Mường, Mo Mường, sử thi "Đẻ đất, đẻ nước", những lễ hội truyền thống giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt, những giá trị khảo cổ đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình... sẽ mãi là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.


Nguyễn Văn Toàn 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "văn hóa hòa bình”

Các tin khác


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

Sáng 3/5, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục