(HBĐT) - Ngày 14/11, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Dầu khí (sửa đổi) và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).


Các đại biểu nhất trí với việc sửa đổi Luật Đất đai nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập sau gần 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về đất đai; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của tài nguyên đất trong phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN và môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN trong lĩnh vực đất đai, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Do đây là dự thảo Luật tác động đến mọi mặt của đời sống, KT-XH, QP-AN, môi trường của đất nước, giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng lớn đến nhiều luật khác nên các đại biểu đề nghị cần thận trọng, từng nội dung cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn sau 10 năm thực hiện Luật Đất đai 2013, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu và dự báo tình hình để bổ sung nhiều nội dung đã, đang và sẽ phát sinh trong thực tiễn để thêm vào phần giải thích từ ngữ. Riêng các nội dung không thể làm rõ ngay trong dự luật thì cần phải được làm rõ trong nghị định hướng dẫn, hạn chế tối đa việc quy định trong thông tư của các bộ, ngành hoặc trong quy định của UBND cấp tỉnh.

Về quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, có ý kiến đề nghị cân nhắc đối với sửa đổi này. Vì pháp luật nước ta luôn giao cho UBND là một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Đây là cơ quan có chức năng QLNN về đất đai, cho nên việc thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc đất, liên quan đến quá trình sử dụng đất rất thuận lợi do các hồ sơ, tài liệu này đều đang được lưu giữ tại cơ quan hành chính.

Ngoài ra, để giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án thỏa thuận theo Luật Đất đai năm 2013, có đại biểu đề nghị bổ sung thêm trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đối với các dự án thuộc diện thỏa thuận mà đã đạt 80% về diện tích, điều này phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết 18-NQ/TW…

 Tham gia thảo luận trong phiên họp buổi sáng, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng, để đảm bảo tính công khai, minh bạch, tránh tiêu cực khi xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bảng giá đất hàng năm, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, quy định theo hướng có tổ chức độc lập và chuyên nghiệp trong việc xây dựng bảng giá đất. Liên quan đến quy định về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đại biểu nhấn mạnh: Đây là những địa bàn có vị trí chiến lược, quan trọng về chính trị, AN-QP và cũng là vùng có địa chất tự nhiên phức tạp, chia cắt, độ dốc cao. Vì vậy, giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS để định canh, định cư gắn liền với tạo sinh kế là rất quan trọng.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho hay, dự thảo Luật chưa đề cập đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở gắn với tái định cư, ổn định sinh kế tại chỗ cho người dân. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung nội dung này và có thể xem đây là một giải pháp lâu dài về đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào DTTS, trong điều kiện diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu gây mưa lũ, sạt lở đất ở miền núi ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng như hiện nay...

P.V (TH)

Các tin khác


Bế mạc Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc

(HBĐT) - Chiều 12/11, tiếp tục chương trình, Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc tổ chức phiên thảo luận 3 chủ đề còn lại và bế mạc hội nghị. 

Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc

(HBĐT) - Sáng 12/11, tại thành phố Đà Nẵng, Báo Nhân Dân phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc.

Quốc hội quyết nghị tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 11/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với 451 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 90,56 %.

Đoàn đại biểu cấp cao HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ chào xã giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy 

(HBĐT) - Chiều 11/11, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình, đoàn đại biểu cấp cao HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ do ngài Ts.Jambalsuren, Chủ tịch HĐND tỉnh TUV làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh.

Đoàn đại biểu cấp cao HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ thăm, làm việc tại tỉnh: Hội đàm giữa HĐND tỉnh Hòa Bình và HĐND tỉnh TUV

(HBĐT) - Sáng 11/11, Đoàn đại biểu cấp cao HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ bắt đầu chuyến công tác thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn công tác do ngài Ts.Jambalsuren, Chủ tịch HĐND tỉnh TUV làm trưởng đoàn; các thành viên là đại biểu HĐND tỉnh và lãnh đạo một số cục, địa phương tỉnh TUV. Ngài Jigjee Sereejav, Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam cùng tham dự chuyến công tác.

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ khi sửa đổi Luật Giao dịch điện tử

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 11/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động sang môi trường số; chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục