Thứ tư, ngày 24/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 24/5/2023. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)
Buổi sáng
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Nội dung 1: Quốc hội nghe Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; nghe Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về nội dung trên. Tại phiên thảo luận đã có 16 đại biểu phát biểu, 5 đại biểu tranh luận, trong đó đa số ý kiến đại biểu đánh giá cao việc chuẩn bị Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tham gia nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm để hoàn thiện dự án Luật, như: Phạm vi, đối tượng áp dụng; việc áp dụng luật đối với doanh nghiệp nhà nước; các hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; các trường hợp chỉ định thầu, đấu thầu trước; việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, trường hợp thực hiện dự án có sử dụng đất, đơn vị sự nghiệp công lập; quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động đấu thầu; mua sắm thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế; giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong đấu thầu, hủy thầu.
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Buổi chiều
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.
Nội dung 1: Quốc hội nghe Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022.
Nội dung 2: Quốc hội nghe Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa-kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Nội dung 3: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự. Tại phiên thảo luận đã có 16 đại biểu phát biểu, trong đó ý kiến các đại biểu cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến về: Phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự; áp dụng pháp luật phòng thủ dân sự và các luật liên quan; chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự; trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự; cấp độ phòng thủ dân sự; thẩm quyền và các biện pháp được áp dụng trong hoạt động phòng thủ dân sự; hoạt động chỉ đạo, điều hành, cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự; lực lượng phòng thủ dân sự; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; nguồn lực cho phòng thủ dân sự; Quỹ Phòng thủ dân sự; chế độ, chính sách đối với người tham gia hoạt động phòng thủ dân sự; huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ.
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang thay mặt cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa-kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022; chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Chiều (truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam), Quốc hội nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Theo Nhandan.com.vn
Thứ ba, ngày 23/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 2 tại Kỳ họp thứ 5 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Luật Giá (sửa đổi), qua đó đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc, tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
(HBĐT) - Ngày 23/5, đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT). Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Ngày 23/5, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường, tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
(HBĐT) - Chiều 22/5, đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế nhằm nắm tiến độ hoàn thiện dự thảo Nghị quyết chuyên đề của BTV Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, năng lực khám bệnh, chữa bệnh (KB,CB) cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; khảo sát tình hình công tác chuẩn bị lập quy hoạch tổng thể Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh. Tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Ngày 22/5, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết, bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đối với đồng chí Lê Quang Mạnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ và Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn bầu đồng chí Đặng Quốc Khánh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm kỳ 2021 - 2026.