(HBĐT) -  Tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.


Thưa các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, 

Thưa các đồng chí đại diện các Ban xây dựng Đảng Trung ương, 

Thưa các đồng chí dự hội nghị,

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa; hôm nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đây là hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm; dự báo bối cảnh, tình hình mới với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức; từ đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu khai mạc hội nghị.

Theo Quy chế làm việc, Văn phòng Tỉnh ủy đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan tích cực chuẩn bị và sớm gửi các tài liệu của Hội nghị để các đồng chí nghiên cứu trước. Sau đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu một số vấn đề để các đồng chí nghiên cứu, thảo luận.

Thưa các đồng chí,

Đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp trong điều kiện thế giới và khu vực diễn biến nhanh, phức tạp khó lường. Đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,… đã tác động trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh. Trong bối cảnh tình hình đó, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương; kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết; đổi mới, sáng tạo, quyết liệt với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần "Tiền hô hậu ủng”, "Nhất hô bá ứng”, "Trên dưới đồng lòng”, "Dọc ngang thông suốt”; Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tiêu cực; phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19; phục hồi phát triển kinh tế; chú trọng phát triển văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống của Nhân dân; củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Sau hơn 2 năm rưỡi triển khai thực hiện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã từng bước đi vào cuộc sống; có 17 chỉ tiêu dự báo đến năm 2025 đạt và vượt, 03 chỉ tiêu dự báo khó đạt (Tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách Nhà nước, GRDP bình quân đầu người). Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt coi trọng, với quyết tâm chính trị cao, kết hợp hài hòa giữa "xây” và "chống”. Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hoá”, bất kể người đó là ai, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Kiện toàn nhân sự lãnh đạo thay thế và tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực, địa bàn trọng yếu, khó khăn gắn với điều động, bố trí cán bộ được dư luận cán bộ, đảng viên, Nhân dân đồng tình, đánh giá rất cao. Công tác kiểm tra, giám sát và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai đồng bộ, kịp thời, bài bản, hiệu quả. Ban Chỉ đạocấp tỉnh vềphòng, chống tham nhũng, tiêu cựcđược thành lập và đi vào hoạt động tích cực. Bộ máy các cơ quan Nhà nước tiếp tục được sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp có nhiều cố gắng; tổ chức hoạt động của các cơ quan nội chính, tư pháp tiếp tục được kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động. Công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được quan tâm thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực. Khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phối hợp giám sát, phản biện xã hội, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí, khát vọng để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tập trung lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở đánh giá toàn diện, dự báo đúng tình hình, chủ động đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp; kịp thời cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, nhất là 4 đột phá chiến lược. Xử lý hiệu quả các vấn đề tồn đọng, phát sinh mới; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đạt kết quả tích cực. Tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách Nhà nước có nhiều cố gắng. Lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, chăm lo, đầu tư phát triển đạt nhiều kết quả quan trọng; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân được cải thiện; chú trọng chính sách giảm nghèo bền vững, chính sách người có công. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được giữ vững; công tác đối ngoại được duy trì và triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Giai đoạn 2021-2023, bình quân hằng năm tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh ước đạt 5,4%; năng suất lao động ước đạt 2,67%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 18%; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 17,1 nghìn tỷ đồng. Ước đến cuối năm 2023: GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 70,16 triệu đồng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 33,45%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,79%, bình quân hằng năm giai đoạn 2021-2023 giảm 2,69%; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn khoảng 53%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,6%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24,5%; số giường bệnh/1 vạn dân đạt 29,04 giường, số bác sỹ/1 vạn dân đạt 9,47 bác sỹ; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 95,2%; có thêm 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên toàn tỉnh đạt 79 xã, chiếm 61,2% tổng số xã; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,7%, tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 88%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để ước đạt 100%; tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 83,3%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,69%. Quy mô và chất lượng giáo dục các cấp học tiếp tục được nâng lên. Công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt nhiều kết quả. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; đến nay tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn Quốc gia đến nay đạt 59,54%. Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm thực hiện; hệ thống các trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú được mở rộng về quy mô, nâng cấp về cơ sở vật chất. Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Các hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được duy trì và thực hiện tốt. Công tác dân số được chuyển trọng tâm từ công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, chú trọng vào chất lượng dân số; công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì thường xuyên. Thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm đến Nhân dân. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được triển khai; phong trào thể thao quần chúng được thúc đẩy gắn với cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; thể thao thành tích cao đạt được một số kết quả tích cực. Tổ chức các chương trình văn hoá, nghệ thuật phục vụ các sự kiện chính trị, nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, văn hoá các dân tộc thiểu số và miền núi được quan tâm; lãnh đạo xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị vănhóa dân tộc Mường và nền Văn hóa Hòa Bình” và hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trình UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Nhiều thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới đưa vào hoạt động có hiệu quả. Hoạt động thông tin báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản, in và phát hành được duy trì và phát triển, bảo đảm đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái ở địa phương, hướng tới phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ cũng như các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thực hiện tốt các chế độ chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng theo quy định. Làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới. Hoạt động tôn giáo cơ bản ổn định và tuân thủ pháp luật.

Thưa các đồng chí,

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như trong dự thảo Báo cáo đã nêu; để kịp thời khắc phục và đưa ra các giải pháp căn cơ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra là: "Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du và Miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước”; đề nghị các đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn, khách quan thảo luận trong đó tập trung vào một số nội dung sau:

1- Đóng góp ý kiến vào các nội dung, vấn đề nổi cộm nêu trong dự thảo Báo cáo. Chú ý gắn việc kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy với việc triển khai thực hiện Nghị quyết trong bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước và của tỉnh có nhiều khó khăn, thách thức. Tập trung phân tích, làm rõ, tạo sự thống nhất cao về những ưu điểm, kết quả, thành tích đã đạt được; chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; phân tích những nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.

2- Phân tích, dự báo bối cảnh, tình hình mới và đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu cần phải tập trung quyết liệt lãnh đạo thực hiện trong nửa cuối của nhiệm kỳ. Các giải pháp toàn diện trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phát huy đoàn kết nội bộ, tạo thống nhất, đồng thuận trong Nhân dân, đặc biệt là giải pháp nhằm khắc các hạn chế báo cáo đã nêu như: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên có chức vụ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên còn thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có vi phạm phải xử lý.Việc quản lý đảng viên, nhất là đảng viên đi làm ăn xa chưa có nhiều chuyển biến; tỷ lệ đảng viên bị xóa tên còn cao. Công tác nắm tình hình, cập nhật thông tin, lịch sử chính trị cán bộ, đảng viên của một số cấp ủy cơ sở chưa kịp thời. Hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm chuyển biến chưa đồng đều; chưa đánh giá, dự báo đầy đủ về những hành vi vi phạm dẫn đến việc chủ động ngăn ngừa, phát hiện, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm từ sớm, từ xa chưa đạt hiệu quả như mong muốn; vẫn còn cán bộ, đảng viên các cấp nhận trách nhiệm chính trị, có vi phạm phải xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác tự kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực còn hạn chế. Vai trò giám sát, chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội ở một số cơ sở chưa rõ nét.

- Đặc biệt cần có những giải pháp có tính thực tế, với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn để phấn đấu hoàn thành 03 chỉ tiêu của Nghị quyết khó đạt là: Tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách Nhà nước, GRDP bình quân đầu người (Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chủ trương không điều chỉnh 03 chỉ tiêu này mà vẫn tiếp tục phấn đấu thực hiện) đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả 04 đột phá chiến lược. Thực hiện chính sách phát triển vùng động lực của tỉnh và tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kinh tế vùng. Cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tập trung giải phóng mặt bằng để khởi công các dự án trọng điểm của tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉnh trang đô thị, xử lý dứt điểm rác thải gây ô nhiễm môi trường. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững đất đai, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chủ động ứng phó biến đối khí hậu, phòng chống thiên tai. Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân,...

Thưa các đồng chí,

Những vấn đề Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bàn, thảo luận và quyết định hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. Đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, sôi nổi thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng để Hội nghị đạt được kết quả cao nhất.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!


Các tin khác


Hội nghị Ban chỉ đạo diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó thảm họa thiên tai, động đất ảnh hưởng đến đập, hồ thuỷ điện Hoà Bình

(HBĐT) - Chiều 7/8, Ban chỉ đạo diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó thảm họa thiên tai, động đất ảnh hưởng đến đập, hồ thủy điện Hòa Bình năm 2023 tổ chức hội nghị giao ban đánh giá công tác chuẩn bị diễn tập. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. 

Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

(HBĐT) - Ngày 7/8, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh (8/8/2003 - 8/8/2023). Đến dự có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Văn Hon, Bùi Văn Tỉnh. Cùng dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh...

Tập trung ứng phó khắc phục hậu quả do mưa lũ

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành công điện số 05/CĐ - UBND ngày 7 tháng 8 năm 2023 về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ.

Phấn đấu để Việt Nam trở thành điểm sáng về công nghệ thông tin

Sáng 6/8, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Indonesia, đến thăm văn phòng FPT tại Jakarta, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao vai trò tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số của FPT, góp phần đưa Việt Nam phấn đấu trở thành điểm sáng công nghệ thông tin của khu vực và thế giới.

Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất

(HBĐT) - Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa ban hành Công điện số 28/CĐ - BCH về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục