(HBĐT) - Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hấp thụ các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo bước đột phá cho phát triển KT-XH. Thực tế những năm qua, Tỉnh ủy đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo công tác GPMB, bồi thường hỗ trợ tái định cư (TĐC). Tỉnh huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác này, đưa các công trình, dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư.
Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công dự án đường nối QL 6 đi xã Suối Hoa,(Tân Lạc).
Nhiều công trình, dự án quan trọng hoàn thành công tác GPMB, hoàn thành đầu tư đã phát huy hiệu quả cao, thúc đẩy mạnh mẽ KT-XH, như đường Hòa Lạc - Hòa Bình đưa vào khai thác năm 2018; đường 435 đưa vào khai thác năm 2020; hay đường Chi Lăng kéo dài, cầu Hòa Bình 3, cầu Hòa Bình 2 ở TP Hòa Bình và các dự án, công trình khác tại các địa phương.
3 năm gần đây, tổng diện tích đất đã thu hồi trên địa bàn các huyện, thành phố gần 2.390 ha, trong đó diện tích thu hồi đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai khoảng 10 ha, diện tích thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN, vốn ngoài NSNN trên 2.200 ha, diện tích thu hồi để xây dựng khu TĐC khi Nhà nước thu hồi gần 175 ha. Hiện, 483 dự án đã hoàn thành, 127 dự án đang triển khai. 22.982 hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất, trong đó 14.510 hộ đã được bồi thường, hỗ trợ; 700 hộ chưa nhận bồi thường, hỗ trợ, nguyên nhân do chưa bố trí được địa điểm TĐC, mức giá bồi thường theo người dân chưa thoả đáng; tự nguyện di dời là 10.050 hộ; tổng số hộ được bố trí TĐC tập trung là 1.346, bố trí TĐC xen ghép 25 hộ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tỉnh tập trung chỉ đạo hàng loạt dự án, công trình trọng điểm nhằm tạo sự lan tỏa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
Tuy nhiên, công tác GPMB là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và còn nhiều khó khăn, phức tạp, vẫn là "điểm nghẽn”, làm chậm tiến độ thực hiện các dự án, giảm hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.
Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế trong công tác GPMB đã được chỉ ra, đó là: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương thiếu sâu sát, thiếu quyết liệt; chưa nắm vững các quy định pháp luật. Thực tế còn tình trạng mua bán, chuyển nhượng trái phép, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích. Một số dự án chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công; khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất còn phổ biến. Công tác quản lý đất đai của chính quyền cấp xã chưa chặt chẽ. Một số hộ dân không đồng thuận, hợp tác với các cơ quan làm nhiệm vụ trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, TĐC còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, thường xuyên thay đổi. Ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Khu TĐC tập trung còn thiếu, chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng để phục vụ kịp thời nhu cầu TĐC trên địa bàn tỉnh.
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, các ngành chức năng tham mưu xây dựng Chỉ thị của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Tinh thần chỉ đạo xuyên suốt được xác định công tác GPMB là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần tập trung lãnh đạo để triển khai hiệu quả các dự án, chương trình phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN. Ban chỉ đạo công tác bồi thường GPMB các cấp, các sở, ngành, địa phương, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện với tinh thần quyết liệt, đúng, nhanh, kịp thời, giữ ổn định tình hình chính trị, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm. Làm tốt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và TĐC, nhất là các quy định mới sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, viên chức làm công tác bồi thường, GPMB để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; bố trí đội ngũ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, đồng thời huy động các nguồn lực hợp pháp, có chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp, kịp thời.
BTV Tỉnh ủy cũng chỉ đạo đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư, kiến nghị, phản ánh của công dân. Ưu tiên kinh phí, bố trí đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng các khu TĐC tập trung tại các địa phương, kịp thời đáp ứng nhu cầu TĐC, nhất là đối với các dự án trọng điểm, dự án có yêu cầu cấp bách về tiến độ GPMB. Rà soát tiếp tục tổ chức di dời, sắp xếp dân cư vùng thiên tai đe dọa, vùng sạt lở đất trên địa bàn. Tăng cường các biện pháp, giải pháp để tạo sinh kế bền vững cho người dân, trọng tâm hướng tới người dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất, song song với hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án.
Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương và cơ quan, đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác GPMB; lấy sản phẩm là tiêu chí đánh giá năng lực, xếp loại cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
Lê Chung
(HBĐT) - Sáng 10/8, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
(HBĐT) - Sáng 10/8, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh tổ chức khai mạc Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Tiếp tục chương trình Đại hội, sáng 9/8, Đại hội đại biểu Hội Nông dân (HND) tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028 chính thức khai mạc. Dự Đại hội có các đồng chí: Lương Quốc Đoàn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch T.Ư HND Việt Nam; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Văn Hon, Bùi Văn Tỉnh. Cùng dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện các sở, ngành, huyện, thành phố cùng 223 đại biểu đại diện cho hơn 130 nghìn cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
BÙI ĐỨC HINH
PHÓ BÍ THƯ TT TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TỈNH
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, dân số trên 90 vạn người, trong đó, dân số sống ở nông thôn chiếm khoảng 67%. Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy Hòa Bình, công tác Hội và phong trào nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới, phát huy được sức mạnh của giai cấp nông dân. Hội đã thực hiện tốt vai trò là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thông qua các hoạt động của mình, vai trò, vị thế của Hội Nông dân các cấp từng bước được nâng lên, nổi bật là: