Sáng 7/1, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.


Quang cảnh phiên họp.

Trình bày Báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, về việc áp dụng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật (Điều 32 dự thảo Luật hợp nhất), có ý kiến cho rằng hiện nay, việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật đang được thực hiện đồng thời theo 2 quy trình quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, đề nghị quy định quy trình về việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật đồng bộ với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, để bảo đảm tính khả thi và đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật có tính kỹ thuật chuyên môn sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe con người, môi trường thì quá trình xây dựng, thẩm định phải tiến hành nhiều hoạt động như khảo sát, thử nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá tác động…Vì vậy, việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật cần thực hiện theo trình tự thủ tục riêng biệt, tuân thủ đúng quy định của Hiệp địnhvề hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT), các cam kết quốc tế và được quy định cụ thể tại dự thảo Luật này.

Dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng giữ nguyên các quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật và sửa đổi, bổ sung Điều 4 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006. Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng: bổ sung quy định rõ "Quy chuẩn kỹ thuật” là văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Về quy định chứng nhận sự phù hợp đối với tiêu chuẩn cơ sở, Thường trực Ủy ban đề xuất 2 phương án.

Phương án 1: Không bổ sung quy định chứng nhận sự phù hợp đối với tiêu chuẩn cơ sở và giữ như Luật hiện hành. Phương án này có ưu điểm là phù hợp với khả năng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn cơ sở, thực tiễn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở hiện nay, phù hợp với bản chất của tiêu chuẩn cơ sở là tự xây dựng, công bố và tự nguyện áp dụng trong phạm vi cơ sở của mình. Tuy nhiên, phương án này cũng có hạn chế là chưa phát huy, khai thác nguồn lực xã hội, đặc biệt là đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp lớn cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất với Phương án 1.

Phương án 2: Bổ sung quy định việc chứng nhận sự phù hợp đối với tiêu chuẩn cơ sở và giao Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện tiêu chuẩn cơ sở được sử dụng để chứng nhận sự phù hợp. Phương án này có ưu điểm là góp phần thúc đẩy xã hội hóa hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, góp phần nâng cao hạ tầng chất lượng quốc gia; đề cao vai trò khu vực tư nhân trong tham gia vào hoạt động xây dựng theo lộ trình phù hợp, áp dụng tiêu chuẩn, đặc biệt là những tiêu chuẩn cơ sở có chất lượng cao; mở rộng phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn cơ sở. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là chưa đánh giá hết khả năng triển khai trên thực tế, có thể có trường hợp lợi dụng để trục lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực.

Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban lựa chọn Phương án 2; đồng thời đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo có đánh giá tác động, nghiên cứu quy định điều kiện thực hiện; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hậu kiểm.

Qua thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; các bộ, cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu, giải trình dự thảo Luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát để đảm bảo thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật, đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật.

Đối với nội dung còn ý kiến khác nhau về bổ sung hay không bổ sung quy định chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở, các đại biểu đề nghị nêu rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở lý luận thực tiễn của từng loại ý kiến, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp thu đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét quyết định.

Liên quan đến việc áp dụng pháp luật, các đại biểu yêu cầu tiếp tục rà soát, thống nhất với Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp để khi ban hành không mâu thuẫn giữa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát quy định để đáp ứng cam kết quốc tế về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về xây dựng thẩm định, công bố, thông báo áp dụng tiêu chuẩn quốc gia.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Việt Nam nâng cúp vô địch ASEAN Cup 2024 ngay trên đất Thái Lan

Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành chiến thắng 3 - 2 trong chuyến làm khách tới sân Rajamangala của kỳ phùng địch thủ Thái Lan ở trận bán kết lượt về ASEAN Cup 2024 diễn ra tối 5/1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương các đồng chí cố Thủ tướng Chính phủ

Tối 4/1, nhân dịp năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tới dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại tư gia các đồng chí ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh

LTS: Ngày 31/12/2024, đồng chí NGUYỄN PHI LONG, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh. Báo Hòa Bình đăng toàn văn Nghị quyết này.

Cả nước rộn ràng chào đón Năm mới 2025

Tối 31/12, không khí chào đón năm mới 2025 rộn ràng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Triển khai nhiệm vụ công tác nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh năm 2025

Ngày 31/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng BCĐ Trung ương về PCTNLPTC chủ trì hội nghị.

Triển khai chương trình công tác công an năm 2025

Ngày 31/12, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai chương trình công tác công an năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an; lãnh đạo các cơ quan khối Nội chính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục