Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Đông Bắc (Kim Bôi)
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Công Hồng, Bí thư Huyện ủy Kim Bôi cho biết: Xuất phát từ thực tế phát triển nông, lâm nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở kinh nghiệm thực tế rút ra trong quá trình sản xuất những năm trước, trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ huyện đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề phê chuẩn 4 đề án về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bao gồm: đề án xây dựng cánh đồng cho thu nhâp cao; dồn điền - đổi thửa; trồng cỏ nuôi trâu, bò tại chuồng; trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Ngay khi các đề án được ban hành, nhân dân các xã, thị trấn đã tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện có hiệu quả.
Xã Bắc Sơn được coi là đơn vị đầu tiên của huyện trong xây dựng thành công cánh đồng cho thu nhập cao. Căn cứ đề án của huyện, năm 2006, Bắc Sơn đã xây dựng và triển khai nghị quyết chuyên đề về xây dựng cánh đồng thu nhập cao tới các xóm. Đầu tiên là thực hiện dồn điền, đổi thửa ở cánh đồng Bãi, xóm Cầu với diện tích 10 ha, công thức luân canh 2 màu + 1 lúa. Qua tổng kết đánh giá 1 năm xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng ở xóm Cầu, kết quả đã đạt 62,8 triệu đồng/ha, đến nay, xóm đã thực hiện dồn điền, đổi thửa trên diện tích 28 ha. Từ thành công ở xóm Cầu, xã Bắc Sơn tiếp tục phát triển thêm 2 cánh đồng có thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm tại cánh đồng Cổng của xóm Khả với diện tích 9 ha, công thức luân canh 3 màu cấy xen lúa để cải tạo đất với các loại cây trồng như mướp đắng, bí xanh thương phẩm, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt với 20 hộ tham gia; cánh đồng Bói của xóm Khả với diện tích 6 ha với công thức luân canh 3 màu có 12 hộ tham gia. Những cánh đồng với công thức 3 màu đã cho thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm.
Từ thành công trên cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm của xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi triển khai thực hiện đề án đến toàn bộ các xã trong huyện. Đến nay, các xã đã xây dựng được 411 cánh đồng với diện tích gần 800 ha (bình quân 4,43 ha/cánh đồng), có 6.106 hộ tham gia. Tùy địa hình, trình độ thâm canh của bà con ở từng nơi, các xã, thị trấn đã tìm được những công thức luân canh cây trồng phù hợp, áp dụng vào sản xuất cho thu nhập từ 60 - 100 triệu đồng/ha/năm. Công thức luân canh hiệu quả được người dân áp dụng rộng rãi là 2 lúa + 1 màu, 1 lúa + 2 màu và 3 màu.
Thực hiện đề án dồn điền - đổi thửa được huyện Kim Bôi xác định là bước đột phá trong SXNN, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất trên đồng ruộng. Từ làm điểm ở xã Vĩnh Đồng (năm 2006) với 940 hộ nông dân tham gia thực hiện trên diện tích 198 ha, đến nay, 27/27 xã, thị trấn trong toàn huyện đã triển khai với trên 3.360 hộ tham gia. Kết quả là huyện đã rà soát lại thực trạng toàn bộ diện tích đất canh tác hiện có, xác định rõ chất lượng từng loại đất, ruộng, trên cơ sở đó quy hoạch, bố trí, sắp xếp và chỉ đạo sản xuất phù hợp, hiệu quả. Diện tích dồn, đổi được bố trí sản xuất theo định hướng xây dựng cánh đồng thu nhập cao, chủ động thủy lợi, nguồn giống... Từ dồn điền - đổi thửa, huyện Kim Bôi đã dành được quỹ đất, quy hoạch thành những vùng kinh tế mới, thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ, du lịch. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện nhiều dự án du lịch sinh thái, bình quân mỗi năm thu hút khoảng 10 vạn lượt khách, doanh thu đạt trên 15 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.
Xác định là một huyện thuần nông đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong sản xuất nông nghiệp, huyện luôn chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi và xác định đây là một trong những ngành quan trọng để xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân. Việc thực hiện đề án trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò tại chuồng đã giải quyết ổn định nguồn thức ăn tại chỗ cho gia súc, nhất là trong mùa đông. Toàn huyện hiện có gần 3.000 hộ tham gia trồng cỏ với diện tích khoảng 570 ha. Bình quân mỗi năm, tổng đàn trâu của huyện tăng 1,52%, tổng đàn bò tăng 17,8%. Điều quan trọng mà đề án đạt được đó là đã làm thay đổi nếp nghĩ của người dân trong phát triển chăn nuôi. Từ chăn nuôi nhốt chuồng, chủ động trong phòng - chống bệnh cho vật nuôi, người dân đã áp dụng sang chăn nuôi các loại vật nuôi đặc sản như: lợn địa phương, lợn rừng lai lợn nhà, nhím...
Với thế mạnh đất lâm nghiệp, trong những năm qua, huyện đã tập trung giao đất, khoán rừng cho người dân, phân định rõ diện tích 3 loại rừng. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân trong chăm sóc và bảo vệ rừng, đồng thời phát triển sản xuất rừng kinh tế, xây dựng thành một nghề quan trọng ở vùng nông thôn. Thực hiện đề án trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả, từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm, huyện trồng mới 1.334 ha cây lâm nghiệp, hơn 120 ha cây ăn quả. Độ che phủ rừng đạt 52%. Bên cạnh việc quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ, sản phẩm măng Kim Bôi đã xây dựng và khẳng định được thương hiệu không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang một số nước Đông âu.
Tổng kết công tác xây dựng và triển khai thực hiện các nghị quyết, đồng chí Đinh Công Hồng, Bí thư Huyện ủy Kim Bôi khẳng định: Nắm vững đường lối đổi mới, trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn ở địa phương, Đảng bộ huyện đã xác định cơ cấu kinh tế tập trung phát triển các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, CN-TTCN và dịch vụ. Từ đó, xây dựng những nghị quyết phù hợp, dựa trên quyền lợi của nhân dân. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, huyện thường xuyên kết hợp chọn điểm và xây dựng điển hình, rút ra những kinh nghiệm tốt, áp dụng rộng rãi cho các nơi khác, từ đó, làm tăng thêm sức mạnh cho các phong trào. Điều này đã tác động tích cực tới sự phát triển nền kinh tế địa phương, giúp huyện khai thác tốt đất đai, tạo ra vùng lúa cao sản, vùng dưa hấu, mía tím hàng hóa có sức cạnh tranh, khai thác tốt thế mạnh về rừng, cây công nghiệp, đẩy mạnh tăng trưởng về kinh tế.
Phát huy những kết quả đạt được, trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ huyện Kim Bôi đã đề ra giải pháp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn là tiếp tục thực hiện tốt đề án xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao, đề án phát triển chăn nuôi; thực hiện đồng bộ, thâm canh toàn diện, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; phát triển đa dạng các mô hình kinh tế.
Trong đó, chú trọng đến mô hình kinh tế trang trại, gia trại; quy hoạch từ 1 - 2 vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chuyển diện tích canh tác lúa bấp bênh sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, tăng cường KN-KL, phòng - chống thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; tăng cường công tác quản lý đất đai; khuyến khích các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển kinh tế...
Với những giải pháp cụ thể đó, cùng những kinh nghiệm từ thực tiễn những năm qua, tin rằng huyện tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trong nông, lâm nghiệp từ 3% trở lên, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2015, tổng sản lượng lương thực đạt gần 61.500 tấn, bình quân lương thực đạt 540 kg/người/năm, thu nhập đạt 13 triệu đồng/người/năm.
Ngọc Vinh
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy được thành lập vào ngày 22/6/1886. Trải qua 125 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và nhân dân Lạc Thủy luôn đoàn kết một lòng, giữ vững niềm tin, sắt son theo Đảng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị ở bất cứ giai đoạn nào của cách mạng. Huyện Lạc Thủy vinh dự là nơi có cơ sở Đảng đầu tiên của tỉnh Hòa Bình, là hạt nhân lãnh đạo các phong trào quần chúng.
(HBĐT) - Những ngày tháng năm lịch sử này, toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh ta trọng thể kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Với lòng tự hào và biết ơn vô hạn, trong niềm xúc động dâng trào, chúng ta thành kính tưởng nhớ công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nước, với dân.
(HBĐT)- Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể KT-XH, quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ và hiện đại là một trong 5 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHB lần thứ XXI đang được tập trung triển khai.
(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Công thương Việt Nam và Sở Công thương Hòa Bình đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì (14/5/1954 - 14/5/2011), đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài viết đánh giá về bước phát triển và những đóng góp của ngành Công thương trong sự phát triển KT-XH của tỉnh. HBĐT xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
(HBĐT)- Trước tình hình tội phạm có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp, Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo toàn lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, quyết tâm kiềm chế và đẩy lùi tội phạm, làm trong sạch địa bàn. Những nỗ lực của Công an tỉnh như được tiếp thêm sức mạnh khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư phát động trong cả nước CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với CVĐ “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
(HBĐT) - Đây là lần đầu tiên, lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh tham gia ứng cử khá đông đảo ĐBQH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, cho thấy họ đang vươn lên mạnh mẽ, ngày càng hoàn thiện bản lĩnh, từng bước đáp ứng sự kỳ vọng của các cấp lãnh đạo và thể hiện vai trò, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.