Đã có hàng nghìn tỷ đồng đầu tư nâng cấp hạ tầng thành phố Hòa Bình.

Đã có hàng nghìn tỷ đồng đầu tư nâng cấp hạ tầng thành phố Hòa Bình.

(HBĐT)- Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể KT-XH, quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ và hiện đại là một trong 5 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHB lần thứ XXI đang được tập trung triển khai.

                

Mấy năm nay, TPHB có sự đổi thay lớn trong diện mạo. Thành phố đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng hướng tới mục tiêu xây dựng TPHBtrở thành trung tâm động lực, cửa ngõ vùng Tây Bắc. Năm 2005, TP được công nhận là đô thị loại III, đến năm 2006 được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Từ đó đến nay, nhiều nguồn lực đầu tư, giải pháp được triển khai đã và đang mang lại diện mạo cho TP trẻ. Phó Chủ tịch UBND TP Lê Văn Liên cho rằng, Nghị quyết chuyên đề về tăng cường quản lý đô thị giai đoạn 2007-2010 tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, làm thay đổi cơ bản diện mạo TPHB. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch có những tiến bộ đáng ghi nhận, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc trong quá trình phát triển. TP có khoảng 2.400 ha cần quy hoạch chi tiết, đến nay, việc xây dựng quy hoạch chi tiết của thành phố đã đạt 68,83% yêu cầu quy hoạch. Đã có 38 ha được lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bao gồm: khu dân cư cảng Chân Dê, khu Trung tâm hành chính- chính trị TP, khu trung tâm thể thao bờ trái sông Đà, khu gia đình quân đội, khu nhà ở liền kề phường Hữu Nghị... Hiện, TP đang triển khai lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 một số vùng phát triển như khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo, khu công nghiệp bờ trái sông Đà. TP cũng đã hoàn thiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015 và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn bộ 15 phường, xã, hiện đã triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020. Công tác quản lý đất đai cũng đang từng bước đi vào nề nếp, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách TP và tái đầu tư hạ tầng theo quy hoạch.

 

Hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách Tư, tỉnh và công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư tạo nên sự bứt phá về cơ sở hạ tầng TP. Tất cả các tuyến giao thông nội thị đang được chỉnh trang, nâng cấp, chỉnh trang vỉa hè, khơi thông rãnh nước tạo nên diện mạo mới, phố phường văn minh. Nhiều nguồn vốn đầu tư kết hợp với nội lực của TP đã mang lại sự thay đổi lớn lao cho hạ tầng kỹ thuật TPHB. Nhiều dự án lớn như: nhà ở HS-SV, Bệnh viện Đa khoa, các khu đô thị, khu dân cư mới ở đầm Quỳnh Lâm, cảng Chân Dê, đường Trương Hán Siêu đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng giai đoạn 1 đang chuẩn bị khởi công và xây dựng giai đoạn 2; đường Trần Quý Cáp, Hữu Nghị đã hoàn thành nghiệm thu và đưa vào khai thác; đường Thịnh Lang, Phùng Hưng sắp hoàn thành; dự án công viên Tuổi trẻ; dự án cải tạo, nâng cấp vỉa hè các tuyến phố đang được đầu tư xây dựng... Các vấn đề đô thị hóa được quan tâm giải quyết. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt hàng trăm tỷ đồng đang được khởi động. Bãi chôn lấp rác thải chuẩn bị đi vào vận hành. Chương trình hành động quy hoạch và đầu tư hạ tầng tiếp tục được Đảng bộ TPHB coi là khâu đột phá.

 

TPHB đang phối hợp điều chỉnh và công bố quy hoạch chung xây dựng TP đến năm 2025, tập trung kiểm tra, rà soát các quy hoạch chi tiết đặt mục tiêu đến 2015: tỷ lệ quy hoạch chi tiết chiếm từ 50-55% (diện tích quy hoạch còn lại). Thường xuyên cập nhật các quy hoạch ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện mới. Triển khai quản lý quy hoạch chung khi được phê  duyệt làm cơ sở để xây dựng quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành, lĩnh vực, tiếp tục quy hoạch đô thị, phát triển quy  hoạch khu bờ trái sông Đà, khu Trung tâm Quỳnh Lâm, Chăm Mát và các phân khu chức năng. Thành phố đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Trong đó, ưu tiên đầu tư các công trình giao thông, thoát nước, điện chiếu sáng, các công trình văn hóa, thể thao, công trình phúc lợi khác. Đối với mạng lưới hạ tầng giao thông sẽ đầu tư đồng bộ, nâng cấp, chỉnh trang các trục  đường hiện đại và liên hoàn, xây dựng, sắp xếp các điểm đỗ xe phù hợp và hoàn thành cứng hóa đường GTNT. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm bảo đảm chất lượng và mỹ quan. Thực hiện chương trình hành động trên, TP đang tập trung quản lý xây dựng đất đai, môi trường, tiếp tục đưa công tác này vào nề nếp. Cùng với đó, TPHB đã ban hành nghị quyết chuyên đề xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn TP giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó sẽ tập trung đẩy mạnh công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức toàn dân ứng xử với môi trường có văn hóa, gắn với thực hiện các quy chế quản lý đô thị, lấy đó là tiêu chuẩn bình xét thi đua của hộ gia đình, cơ quan, đơn vị.

 

 

                                                                                            Lê Chung

 

Các tin khác

Công ty Sankoh doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (KCN bờ trái Sông Đà) góp phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh.
Cán bộ phòng PC64 hướng dẫn nhân dân làm thủ tục cấp phát CMND.
Các doanh nghiệp đang là lực lượng chủ công trong phát triển KT-XH của tỉnh. Trong ảnh KCN Lương Sơn có 10 dự án sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động thu hút hàng nghìn lao động địa phương.
Lực lượng DQTV xã Phúc Sạn (Mai Châu) tham gia giúp đỡ các hộ gia đình di chuyển khỏi vùng sạt lở nguy hiểm về nơi tái định cư mới.

Đảng bộ huyện Tân Lạc triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội

(HBĐT) - Đảng bộ huyện Tân Lạc hiện có 29 Đảng bộ, 19 chi bộ trực thuộc với 4.345 đảng viên. Trong 5 năm qua đã kết nạp được 913 đảng viên. Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ huyện đã xây dựng chương trình hành động với các nhóm giải pháp nhằm bước đầu đạt được các chỉ tiêu trong phát triển KT-XH, giữ vững ANCT-TTATXH, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị...

Phát huy tinh thần ngày chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp

(HBĐT)- Những ngày này 36 năm về trước- Mùa xuân năm 1975 - trên tất cả các ngả đường tiến về Sài Gòn, các binh đoàn hùng hậu mang theo sức mạnh bốn nghìn năm của cả dân tộc thần tốc tiến vào trận đánh cuối cùng: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 11giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ chiến thắng đã tung bay trên nóc dinh Tổng thống nguỵ quyền, chấm dứt chế độ tay sai ngoại bang, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và oai hùng của dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới cho Tổ quốc - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Sắp xếp đổi mới DNNN - tỉnh ta đứng tốp đầu trong cả nước

(HBĐT) - Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương, so với cả nước, tỉnh ta đứng ở tốp đầu 10 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp sau khi sắp xếp, đổi mới đã mở rộng thị trường, mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư SX-KD.

Ngành Nông nghiệp nỗ lực vì mục tiêu ổn định kinh tế

(HBĐT) - Giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh tăng cao như hiện nay ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Ở tỉnh ta, 80% dân số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sống ở khu vực nông thôn. Người nông dân vừa là những người trực tiếp sản xuất, tạo ra sản phẩm nông sản, vừa là những người tiêu dùng.

Yên Thủy tập trung kiện toàn hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực đầu tư mạnh cho hạ tầng giao thông, thủy lợi

(HBĐT) - Trao đổi về các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Bí thư Huyện ủy Yên Thủy Đinh Quốc Liêm cho rằng, với một huyện đặc thù như Yên Thủy thì việc kiện toàn hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực đầu tư mạnh cho hạ tầng giao thông, thủy lợi sẽ là lực đẩy quan trọng để Yên Thủy thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX.

Đảng bộ huyện Lạc Sơn: Đổi mới phương thức lãnh đạo trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Trong quý I, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong lãnh đạo phát triển KT-XH do những biến động về kinh tế, tình hình khô hạn kéo dài, dịch bệnh hại lúa, hoa màu diễn ra trên diện rộng, giá cả tăng, đời sống nhân dân không được ổn định. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, huyện Lạc Sơn vẫn đạt mức tăng trưởng 12,37%, thu ngân sách trên địa bàn được 15,359 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 329,060 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 8,2 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục