Tỉnh ta làm việc với tập đoàn BTG Slovensko triển khai dự án đầu tư hạ tầng và các dự án khác tại KCN Lạc Thịnh (Yên Thủy) với tổng đầu tư dự kiến khoảng 378 triệu Euro.
(HBĐT) - Nếu so với trước đây, môi trường kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay đòi hỏi cần nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa từ cả phía từ các cơ quan quản lý Nhà nước đến cộng đồng doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế.
Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010 của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam tỉnh, trên cơ sở khảo sát 93 doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh tại tỉnh, tỉnh ta xếp thứ 60/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, thuộc nhóm tỉnh tương đối thấp. Trong đó có 3 chỉ số thành phần là: chi phí gia nhập thị trường xếp thứ 60; tính công khai minh bạch xếp thứ 62; chi phí không chính thức xếp thứ 63. Một số chỉ tiêu được đánh giá thấp là thời gian đăng ký kinh doanh, chi phí không chính thức cho công tác đăng ký kinh doanh; chi phí không chính thức để có được các hợp đồng xây dựng; cung cấp các dịch vụ của cơ quan Nhà nước, việc tiếp cận với các thông tin của tỉnh khó khăn, trang website của tỉnh chưa hữu ích, khó tiếp cận các biểu mẫu thủ tục hành chính, chất lượng công vụ chưa cao.
Mới đây, tại hội thảo “ Chung tay cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ số cạnh tranh (PCI) Hòa Bình”, ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Công ty Economica- đơn vị tư vấn độc lập cho rằng, chỉ số PCI là sự cảm nhận của các doanh nghiệp, đánh giá chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh bao gồm 9 chỉ số thành phần như: chi phí gia nhập thị trường thấp; doanh nghiệp dễ tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định; môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, doanh nghiệp dễ dàng và thuận lợi trong tiếp cận các thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất- kinh doanh; chi phí không chính thức ở mức tối thiểu, chi phí thời gian mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra của Nhà nước thấp nhất; lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp; các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển có chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động của tỉnh tốt; hệ thống tòa án và cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính trong tỉnh công bằng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp giải quyết được các tranh chấp khi phát sinh. Hiểu đúng và đầy đủ chỉ số cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp cảm nhận đúng, điền các biểu mẫu khảo sát thực chất để đơn vị tổng hợp đánh giá đúng về môi trường kinh doanh của tỉnh. Nếu quan tâm nghiên cứu và có kiến thức đầy đủ thì thời gian hoàn thành điền vào các biểu mẫu khảo sát ít nhất cũng phải mất 2 tiếng đồng hồ. Do vậy, doanh nghiệp cần có trách nhiệm nghiên cứu kỹ lưỡng hơn khi thực hiện phiếu khảo sát, đánh giá vào các biểu mẫu hàng năm của đơn vị khảo sát.
Theo ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hội DNN&V tỉnh, mặc dù chỉ số trên đánh giá trên cơ sở cảm nhận của 5,2% trên tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, chỉ số hạ tầng không phải là chỉ số thành phần của PCI, nhiều vấn đề phản ánh trong chỉ số hạ tầng không thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh. Thế nhưng thông qua chỉ số PCI năm 2010 đã đặt ra vấn đề nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh. Thực tế, phần lớn các doanh nghiệp điền vào phiếu khảo sát, thăm dò cho xong. Theo ông Sơn, vấn đề quan trọng nhất lúc này là các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hoàn thiện mình, nắm bắt cơ hội khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của tỉnh đang rất thuận lợi hiện nay để phát triển lớn mạnh hơn nữa.
Ông Nguyễn Kháng Chiến, Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS An Thịnh- Hòa Bình cho rằng: qua hơn 5 năm đầu tư ở tỉnh Hòa Bình, chúng tôi nhận thấy môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện mạnh mẽ đã thể hiện rõ những nỗ lực, cố gắng hỗ trợ nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, so với yêu cầu chưa thực sự đáp ứng, Hòa Bình chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh. Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến chỉ số PCI, coi đó là cơ sở quan trọng hàng đầu để họ nghiên cứu cơ hội đầu tư tại tỉnh. Thời gian tới, các cơ quan Nhà nước và kể cả các doanh nghiệp cần đổi mới mạnh mẽ hơn, triển khai những giải pháp hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Để cải thiện mạnh môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trước hết cần tập trung thực hiện quyết liệt Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về quản lý và khuyến khích đầu tư tại tỉnh. Xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Các sở, ngành chức năng tổ chức rà soát, thống kê các thủ tục hành chính, dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp và người dân; rà soát các chỉ số thành phần, lĩnh vực yếu kém và trung bình trong báo cáo chỉ số PCI 2010, đề xuất và triển khai các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thực hiện công khai các biểu mẫu, hướng dẫn; chủ động đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận kế hoạch phát triển KT-XH, các văn bản cần thiết cho hoạt động sản xuất- kinh doanh, văn bản hướng dẫn của bộ, ngành và của tỉnh; các kế hoạch, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới; bản đồ quy hoạch sử dụng đất; chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh; nâng cao độ mở, tính tiện ích trang thông tin điện tử của tỉnh và các sở, ngành…Đồng thời cần thường xuyên khảo sát, đánh giá chất lượng công vụ của các sở, ngành chức năng, kiên quyết xử lý những trường hợp nhũng nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân, xây dựng môi trường kinh doanh thân thiện và hiệu quả.
Lê Chung
(HBĐT) - Ngày 6/6/1941, Bác Hồ viết bài “Kính cáo đồng bào” kêu gọi các cụ phụ lão nêu gương các bậc tiền bối, nhiệt liệt hô hào con em tham gia sự nghiệp cứu quốc. Tiếp đó, Người viết “Lời hiệu triệu đoàn kết các bậc phụ lão”, khẳng định “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước...”. Người hô hào thành lập “Phụ lão cứu quốc Hội”, “để hùn sức giữ gìn nền độc lập của nước nhà“.
(HBĐT) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của lực lượng thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, huyện Lương Sơn đã coi trọng công tác thanh niên nói chung và công tác phát triển Đảng trong thanh niên nói riêng.
(HBĐT) - Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khi nhìn nhận những dấu hiệu lạc quan trong tình hình KT-XH tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2011. Đồng chí cho rằng, thời gian qua, việc triển khai quyết liệt và đồng bộ Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã bước đầu phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến diễn biến KT-XHcủa tỉnh.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy được thành lập vào ngày 22/6/1886. Trải qua 125 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và nhân dân Lạc Thủy luôn đoàn kết một lòng, giữ vững niềm tin, sắt son theo Đảng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị ở bất cứ giai đoạn nào của cách mạng. Huyện Lạc Thủy vinh dự là nơi có cơ sở Đảng đầu tiên của tỉnh Hòa Bình, là hạt nhân lãnh đạo các phong trào quần chúng.
(HBĐT) - Những ngày tháng năm lịch sử này, toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh ta trọng thể kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Với lòng tự hào và biết ơn vô hạn, trong niềm xúc động dâng trào, chúng ta thành kính tưởng nhớ công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nước, với dân.
(HBĐT)- Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể KT-XH, quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ và hiện đại là một trong 5 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHB lần thứ XXI đang được tập trung triển khai.