Một dây chuyền sản xuất gỗ xuất khẩu của  Công ty CP Sơn Thủy (Kỳ Sơn).

Một dây chuyền sản xuất gỗ xuất khẩu của Công ty CP Sơn Thủy (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có lợi thế là cửa ngõ của thành phố Hòa Bình, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, cùng hệ thống giao thông thủy - bộ thuận lợi. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Kỳ Sơn đã tận dụng tối đa khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN theo hướng bền vững.

 

Cách đây 20 năm, thời gian tái lập tỉnh, huyện Kỳ Sơn gần như là “điểm trắng” về công nghiệp. Phát triển kinh tế chủ yếu trông chờ vào nông - lâm nghiệp, đời sống nhân dân khó khăn. Đến năm 2006, huyện tiếp tục được chia tách, CN-TTCN của huyện lúc đó chỉ trông chờ vào 2 nhà máy gia công SX bánh kẹo và nhà máy giấy. Cả 2 DN này cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Ngoài ra còn vài ba CSSX đá lẻ tẻ, khiến cho huyện Kỳ Sơn thời điểm đó đứng trước nhiều khó khăn về phát triển kinh tế. Bài toán thu hút đầu tư phát triển KT-XH là nỗi niềm trăn trở với cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện.

 

Ông Nguyễn Đức Vụ, Trưởng phòng Tài chính  Kế hoạch huyện cho biết, vượt qua khó khăn, thách thức, trong những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã tập trung phát huy các lợi thế hệ thống giao thông đường thủy, bộ thuận tiện. Ngoài ra, với một môi trường thuận lợi trong thu hút đầu tư, KT-XH từng bước được chuyển dịch theo chiều hướng bền vững. Nhờ vậy, CN-TTCN của huyện Kỳ Sơn ngày nay đã có diện mạo mới. Từ hai nhà máy thời bao cấp đã không trụ được với cơ chế thị trường, đến nay, huyện đã thu hút hơn 60 dự án với tổng vốn 2.500 tỷ đồng, sử dụng gần 300 ha mặt bằng. Hiện, trên địa bàn đã, đang hình thành 2 khu công nghiệp (KCN) và 3 cụm công nghiệp (CCN) lớn cùng hàng chục DN đang tổ chức SX-KD dọc các tuyến quốc lộ trên địa bàn huyện. Các DN điển hình như: Công ty cổ phần Sơn Thủy chuyên SX, chế biến đồ gỗ; Công ty chế biến lâm sản Bãi Nai, Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, DN tư nhân Thành Chung chuyên đúc phôi, SX thép định hình, Công ty TNHH Hoàng Lan chế biến lương thực, SX gỗ ván sàn; Công ty CP Đầu tư công nghệ cao Toàn Cầu lắp ráp, SX phụ tùng  ô tô...

 

Nhờ những dự án đầu tư có hiệu quả, năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ước đạt 13%; thu nhập bình quân khoảng 10 triệu đồng/người; giá trị SXCN ước đạt khoảng 150 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006 và chiếm gần 40% trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế của huyện. Mặt khác, khi đi vào hoạt động, các DN còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động tại địa phương, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 7,5%. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả huyện chỉ còn 6,12%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,34 triệu đồng. Trong năm 2011, bình quân mỗi tháng, giá trị CN-TTCN huyện Kỳ Sơn đạt trên dưới 30 tỷ đồng, gấp đến 200% so với thời điểm năm 2009 với những sản phẩm như: gạch, đá cát, sỏi, các loại sản phẩm may mặc, đồ mộc, chổi chít, phôi thép, gia công cơ khí... Hiện nay, ngân sách huyện đã cơ bản cân đối được thu, chi. Tính đến tháng 8 năm 2011, tổng thu NSNN của huyện đã đạt gần 36 tỷ đồng, bằng 142% kế hoạch năm, vượt xa so với chỉ vài năm trước đây.

 

Những kết quả trên mới chỉ là bước đầu cho thời kỳ mới của huyện Kỳ Sơn. Trong những năm tới, khi hệ thống giao thông đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB được mở mới cùng với QL6 mở rộng đầu tư, nâng cấp kết hợp với đường thủy sông Đà về xuôi khá thuận lợi. Đồng thời, các KCN Yên Quang và Mông Hóa cùng với các CCN trên địa bàn được phê duyệt, đi vào đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư. Đặc biệt, Kỳ Sơn lại nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh cùng với các huyện Lạc Thủy, Lương Sơn, TPHB. Với những yếu tố đó, Kỳ Sơn đã và đang bước sang một trang mới với nhiều vận hội mới.

 

Cũng theo ông Nguyễn Đức Vụ, định hướng trong những năm tới, ngoài dành mọi thuận lợi cho thu hút đầu tư, huyện chủ trương tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như: khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở CN-TTCN đầu tư đổi mới trang thiết bị, tăng năng suất, chất lượng để tăng sức cạnh tranh; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các  CSSX, dạy nghề cho người lao động... Từ những kết quả đạt được và hướng đi đã được mở ra, hy vọng trong những năm tới, CN-TTCN huyện Kỳ Sơn có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, xứng tầm với lợi thế và tiềm năng của huyện.

 

 

                                                                               Hồng Trung

 

Các tin khác

Đ/C Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình SX-KD của Công ty TNHH Xuân Mại (Lương Sơn). Ảnh ĐP.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tại Đại hội XI của Đảng.
Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra mô hình kinh tế trồng su su lấy ngọn tại xã Quyết Chiến (Tân Lạc). Ảnh:  L.C
Huyện Lương Sơn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. ảnh:?Nông dân xã Cao Dương tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Ngành Thuế tỉnh hơn 20 năm đồng hành và hội nhập

(HBĐT) - Năm 1990, Cục Thuế tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động thành một hệ thống từ tỉnh đến huyện, thành phố. Từ đó đến nay, cán bộ, công chức ngành Thuế không ngừng phấn đấu, vươn lên đồng hành cùng người nộp thuế, hội nhập với công cuộc đổi mới của đất nước, liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua khó khăn bằng trí tuệ và lòng tự hào dân tộc

(HBĐT) - Năm nay, cùng với đồng bào cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh ta kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, trong không khí phấn khởi chào mừng thành công kỳ họp đầu tiên của QH khóa XIII. Cơ quan quyền lực cao nhất (bao gồm những đại biểu ưu tú của nhân dân) đã bầu ra các cơ quan hành pháp và chấp pháp để lãnh đạo đất nước tiếp tục phát triển xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hùng cường, công bằng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc.

Câu lạc bộ Hưu trí thành phố Hoà Bình phát huy nguồn lực nội sinh góp phần xây dựng quê hương, đất nước

(HBĐT) - Cách đây vừa tròn 30 năm, ngày 1/9/1981, CLB hưu trí thị xã Hòa Bình (nay là CLB hưu trí TPHB) được thành lập thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ hưu trí đang sinh sống trên địa bàn TPHB đều mong muốn có một tổ chức thích hợp để tiếp tục tham gia sinh hoạt, giao lưu, trao đổi thông tin, đoàn kết gắn bó cùng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng quê hương trong môi trường mới.

Đảng bộ trường Cao đẳng nghề Hòa Bình triển khai 6 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp

(HBĐT) - Ngày 26/8, Đảng bộ trường Cao đẳng nghề Hòa Bình đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường.

Hạ tầng giao thông - Động lực để phát triển KT-XH của tỉnh

(HBĐT) - So với trước, hạ tầng kỹ thuật GT-VT của tỉnh đã có sự thay đổi mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển KT-XH, XĐ-GN. Ngành GT-VT đang tham mưu cho UBND tỉnh khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện quy hoạch phát triển GT-VT giai đoạn 2010-2020, tạo bước đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ và liên hoàn, làm cơ sở thực hiện thắng lợi các nghị quyết phát triển KT-XH của tỉnh.

Thực hiện thắng lợi Chương trình hành động của Đại hội Đảng, xây dựng Công an tỉnh ngày càng vững mạnh, chính quy

(HBĐT) - Những năm qua, hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của tỉnh và phong trào thi đua “Vì an ninh tổ quốc” của Bộ Công an, Công an tỉnh đã thường xuyên làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, liên tục phát động các phong trào bằng nhiều hình thức, chủ đề phong phú, đa dạng, thiết thực với từng lực lượng, từng đơn vị và các đoàn thể; gắn phong trào thi đua “Vì an ninh tổ quốc” với phong trào thi đua “Học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND và thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục