Công ty TNHH một thành viên Hồng Thắng, xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) góp phần thúc đẩy lâm nghiệp phát triển, giải quyết việc làm cho người dân.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Công Khung, Phó Bí thư Đảng ủy xã Mai Hịch (Mai Châu) chia sẻ: Đảng bộ xã hiện có 10 chi bộ (194 đảng viên). Do có nhiều giải pháp đồng bộ như: không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; gắn với cơ sở... nên từ năm 2001 đến nay, Đảng bộ luôn được công nhận TCCS Đảng TS-VM. Nhiều năm qua, TCCS Đảng nơi đây thể hiện được vai trò lãnh đạo trong phát triển KT-XH, tạo nền tảng khá vững cho việc thực hiện tốt NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Đảng bộ xã Mai Hịch đã bám sát định hướng các nghị quyết chuyên đề của huyện về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với điều kiện của 1 xã chỉ mạnh về phát triển nông-lâm nghiệp. Từ năm 2006 đến nay, Đảng bộ đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm bằng việc đưa giống ngô, lúa mới vào thâm canh. Toàn xã có diện tích trồng trọt 500 ha, năng suất lúa đạt 62 tạ/ha, ngô đạt trên 40 tạ/ha. Một số xóm đã tận dụng điều kiện đang có phát triển nghề SX như: xóm Mai Hoàng Sơn trồng 10 vạn cây xoan; xóm Hải Sơn quay vòng 10 ha đất trồng rau, màu, củ quả, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khu vực trung tâm huyện (đạt mức từ 70-80 triệu đồng/ha/năm. Năm nay, dự kiến mức thu nhập bình quân của Mai Hịch đạt 7,5 triệu đồng/người...
Thực tế ở Mai Hịch cũng là biểu hiện khá rõ nét vai trò của Đảng bộ các xã, thị trấn trong lãnh đạo phát triển KT-XH ở Mai Châu. Trong thế mạnh đáng kể của một Đảng bộ như: sự đoàn kết, thống nhất và đồng thuận của cả hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên năng động, thích nghi nhanh với xu thế phát triển chung của tỉnh, đất nước, Đảng bộ huyện Mai Châu đã có những giải pháp tích cực nhằm cụ thể hoá NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010-2015. Hiện nay, thu nhập bình đầu người của huyện đã đạt trên 8 triệu đồng/năm (năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 16,15%. Đảng bộ huyện có 59 TCCS Đảng và 214 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 3.597 đảng viên, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Đảng bộ đã xây dựng chương trình hành động và từng bước triển khai, quán triệt tới cơ sở tinh thần NQĐH Đảng các cấp. 9 tháng qua, Huyện uỷ, BTV Huyện uỷ đã ban hành trên 450 văn bản các loại nhằm cụ thể hoá sự lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện các nhiệm vụ về phát triển KT-XH, bảo đảm AN-QP, xây dựng Đảng, chính quyền, MT, đoàn thể. Trong đó, BTV Huyện ủy đã đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân (trong 9 tháng đã mở được 25 lớp bồi dưỡng kiến thức với 1.408 học viên) và CVĐ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện nghị quyết chuyên đề về thu hút đầu tư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện có hiệu quả Đề án 03-ĐA/TU của BTV Tỉnh ủy về “Củng cố nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN hai xã Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu”; triển khai xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, huyện đã tiếp tục đạt được những kết quả đáng kể. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, trong 9 tháng, giá trị SX của huyện đạt 502,84 tỷ đồng, bằng 112,16% cùng kỳ. Trong đó, nông-lâm nghiệp-thủy sản đạt 185,94 tỷ đồng; CN-TTCN, XDCB đạt 179,9 tỷ đồng; thương mại, dịch vụ đạt 137 tỷ đồng. Các hoạt động thương mại, du lịch được xúc tiến tốt, trong 9 tháng năm 2011 đã có 52.953 lượt khách/5.016 lượt đoàn đến thăm quan du lịch, doanh thu ước đạt trên 6,06 tỷ đồng. Các mặt VH-XH, giáo dục, y tế tiếp tục có các bước khởi sắc. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục cải thiện. Toàn huyện đang có những nỗ lực để hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong năm như: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 10% trở lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5%, bảo đảm độ che phủ của rừng 63%; phấn đấu có từ 80% trở lên TCCS Đảng TS-VM và chính quyền cơ sở vững mạnh; hướng tới sự toàn diện trong phát triển.
Bùi Huy
(HBĐT) - Ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, UBKH Nhà nước tỉnh cũng được tái lập. Đến tháng 10/1996 được thành lập với nhiệm vụ chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về KH&ĐT, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT.
Hoàng Việt Cường
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình
(HBĐT) - Cách đây 125 năm, ngày 22/6/1886, tỉnh Hòa Bình được thành lập, lấy tên là tỉnh Mường gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ. Tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ (thuộc huyện Đà Bắc ngày nay). Đến ngày 5/9/1896 được chuyển về đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình, phía tả ngạn sông Đà (thuộc TPHB ngày nay). Từ đó, tên chính thức được gọi là tỉnh Hoà Bình.
(HBĐT) - Sau 20 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã không ngừng phấn đấu vươn lên, vượt qua những khó khăn của giai đoạn đầu chuyển đổi cơ chế quản lý, tạo ra những chuyển biến tích cực trên các mặt. Đời sống KT-VH-XH, QP-AN của tỉnh đã có những bước tiến bộ rõ nét.
(HBĐT) - Ngay sau khi BCHT.ư Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết 26-NQ/T.ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Huyện ủy, UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Lương Sơn đã đề ra chương trình hành động triển khai nghị quyết. Nghị quyết tam nông đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, có sức lan tỏa và chỉ sau 3 năm nền kinh tế Lương Sơn đã có những con số ấn tượng ở mọi lĩnh vực; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
(HBĐT) - Năm 1990, Cục Thuế tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động thành một hệ thống từ tỉnh đến huyện, thành phố. Từ đó đến nay, cán bộ, công chức ngành Thuế không ngừng phấn đấu, vươn lên đồng hành cùng người nộp thuế, hội nhập với công cuộc đổi mới của đất nước, liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Năm nay, cùng với đồng bào cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh ta kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, trong không khí phấn khởi chào mừng thành công kỳ họp đầu tiên của QH khóa XIII. Cơ quan quyền lực cao nhất (bao gồm những đại biểu ưu tú của nhân dân) đã bầu ra các cơ quan hành pháp và chấp pháp để lãnh đạo đất nước tiếp tục phát triển xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hùng cường, công bằng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc.