KCN Lương Sơn được xây dựng đầy đủ các hệ thống cấp nước sạch, thoát nước mặt, nước thải; lưới điện.
(HBĐT) - Ngày 20/9/2006, Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết 03-NQ/TU về thu hút đầu tư giai đoạn 2006-2010 trong điều kiện mới chỉ đạt ở mức “không còn là điểm trắng về phát triển công nghiệp”. Vì thế, tính cấp bách của nghị quyết đặt ra cho tỉnh là làm sao tạo được “cú hích” mạnh để công tác thu hút đầu tư đạt hiệu quả và nhằm đích lớn hơn là tạo sự tác động, thúc đẩy sự phát triển KT-XH tỉnh...
Tại hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 4 (tháng 10/2011), đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Hoàng Việt Cường đã chỉ rõ: Tỉnh uỷ sẽ có kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU.
Từ định hướng của Nghị quyết, trong 5 năm qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhằm đạt được kết quả cao nhất. Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-TU của BCH Đảng bộ tỉnh (khoá XIV), năm 2007, UBND tỉnh xây dựng và ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó phân công nhiệm vụ cho từng sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố ; kế hoạch triển khai xây dựng quy trình thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường đầu tư. Đồng thời, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư và quyết định thành lập tổ công tác giúp việc ban chỉ đạo, thành lập tổ công tác xây dựng quy trình thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường đầu tư tỉnh và ban hành một số văn bản cụ thể khác để tổ chức thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư. Từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, cùng sự vào cuộc của các cấp, sở, ban, ngành, trong thời gian qua, tỉnh ta đã triển khai đồng bộ hàng loạt các chương trình như về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; cơ chế, chính sách; đào tạo nguồn nhân lực và cải cách hành chính, đa dạng hoá các hình thức thu hút đầu tư. Công tác tuyên truyền, giáo dục về nghị quyết được triển khai sâu rộng tới các cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương đã vào cuộc cùng giải quyết, tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện; đồng thời có sự tác động, đem lại nhận thức đúng đắn cho người dân về tính nhân văn, hiệu quả của Nghị quyết 03 trong tiến trình phát triển KT-XH của tỉnh.
Song hành với các mặt công tác trên, tỉnh ta đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức thu hút đầu tư. Tỉnh đã tổ chức các kênh đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu, những vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp và giải đáp những thắc mắc của doanh nhân. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có khoảng 13- 15 hội chợ và triển lãm, 4 cuộc đối thoại với toàn thể các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và 10 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp theo lĩnh vực ngành nghề... Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố đều đã tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như: tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, Nhật Bản... và một số hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh, thu hút hàng nghìn lượt nhà đầu tư, doanh nhân tham dự. Bên cạnh đó, tỉnh ta có các đoàn cán bộ đi vận động, tiếp xúc kêu gọi đầu tư ở Nga, Mỹ, Rumani, Pháp, Trung Quốc.... và thường xuyên tổ chức tiếp xúc với đại sứ quán một số nước tại Việt Nam cùng một số tổ chức quốc tế như: các tập đoàn kinh tế lớn, tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành để quảng bá, thu hút đầu tư; phát hành một số tập san, tờ rơi, tờ gấp, đĩa CD, thiết lập Website, cổng thông tin điện tử giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh.
Tính đến hết 9 tháng năm 2011, trên địa bàn tỉnh ta có 352 dự án đầu tư. Trong đó có 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (tại Lương Sơn, thành phố Hoà Bình, Tân Lạc, Kỳ Sơn và Lạc Sơn) với vốn đăng ký 132 triệu USD và 332 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 33.000 tỷ đồng. Đã có 8 nước trên thế giới có nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh. Các dự án đầu tư vào tỉnh với các lĩnh vực: công nghiệp, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch-dịch vụ, trồng rừng và trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái, nông nghiệp, đào tạo, thể thao, giải trí, y tế ; hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, chợ…
Ngoài ra, UBND tỉnh đã ký Biên bản ghi nhớ với tập đoàn BTG Slovensko về việc đầu tư một số dự án tại khu công nghiệp Lạc Thịnh (Yên Thuỷ). Hiện, Tập đoàn BTG Slovensko đang tích cực triển khai các thủ tục và đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trên.
Nhìn nhận lại 5 năm qua thấy rằng tỉnh ta đã đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 03 đã đề ra như: đã hoàn thành thành lập các khu công nghiệp Lương Sơn, bờ trái sông Đà và số lượng trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 8 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp Việt
Bùi Huy
(HBĐT) - Trong không khí vui tươi đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh của Đảng bộ tỉnh và chào mừng kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 63 năm truyền thống ngành kiểm tra Đảng (16/10/1948-16/10/2011), cán bộ, công chức Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp trong tỉnh đã phát huy truyền thống của ngành "Tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với nhiệm vụ, trung thực, chủ động tham mưu giúp cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, góp phần hoàn thành nghiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có lợi thế là cửa ngõ của thành phố Hòa Bình, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, cùng hệ thống giao thông thủy - bộ thuận lợi. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Kỳ Sơn đã tận dụng tối đa khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN theo hướng bền vững.
(HBĐT) - Ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, UBKH Nhà nước tỉnh cũng được tái lập. Đến tháng 10/1996 được thành lập với nhiệm vụ chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về KH&ĐT, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT.
Hoàng Việt Cường
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình
(HBĐT) - Cách đây 125 năm, ngày 22/6/1886, tỉnh Hòa Bình được thành lập, lấy tên là tỉnh Mường gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ. Tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ (thuộc huyện Đà Bắc ngày nay). Đến ngày 5/9/1896 được chuyển về đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình, phía tả ngạn sông Đà (thuộc TPHB ngày nay). Từ đó, tên chính thức được gọi là tỉnh Hoà Bình.
(HBĐT) - Sau 20 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã không ngừng phấn đấu vươn lên, vượt qua những khó khăn của giai đoạn đầu chuyển đổi cơ chế quản lý, tạo ra những chuyển biến tích cực trên các mặt. Đời sống KT-VH-XH, QP-AN của tỉnh đã có những bước tiến bộ rõ nét.
(HBĐT) - Ngay sau khi BCHT.ư Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết 26-NQ/T.ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Huyện ủy, UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Lương Sơn đã đề ra chương trình hành động triển khai nghị quyết. Nghị quyết tam nông đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, có sức lan tỏa và chỉ sau 3 năm nền kinh tế Lương Sơn đã có những con số ấn tượng ở mọi lĩnh vực; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.