Khu công nghiệp Lương Sơn được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư thứ phát. Ảnh: L.C

Khu công nghiệp Lương Sơn được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư thứ phát. Ảnh: L.C

(HBĐT) - Những năm qua, việc triển khai xây dựng các khu công nghiệp (KCN) đã tạo điều kiện để tỉnh ta phát triển kinh tế mạnh mẽ. Việc phát triển các KCN không những tạo nền tảng để tỉnh vững bước trên con đường CNH-HĐH mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từng bước xóa đói - giảm nghèo.

 

Theo thống kê của các cơ quan chuyên môn, đến nay, tỉnh đã quy hoạch được quỹ đất gần 2.000 ha dành cho SXCN gồm 8 KCN, 17 CCN trên địa bàn các huyện, TP. Hiện nay, tổng số dự án đầu tư vào KCN là 46 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 153,1 triệu USD và gần 5.000 tỷ đồng. Các KCN trên địa bàn tỉnh đã có 26 dự án đi vào hoạt động SX-KD, doanh thu năm 2011 đạt 25,7 triệu USD và 1.078 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 24,4 triệu USD, 14,5 tỷ đồng; nộp NSNN 58 tỷ đồng. Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư (BQL các KCN), hiện nay, tỉnh đang triển khai 8 KCN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, năm 2007, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư để nhà đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Lương Sơn (KCN đầu tiên của tỉnh) thu hút các nhà đầu tư, SX nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Từ năm 2007 đến nay, trên địa bàn đã có thêm 7 KCN nữa. Các KCN trên địa bàn đều mang tính chất đa ngành nghề.

 

Điều đáng nói, trong 8 KCN có KCN Lương Sơn diện tích 72 ha, vốn đầu tư 186,8 tỷ đồng đã xây dựng xong giai đoạn I, thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động SX-KD và dự kiến mở rộng diện tích thành 230 ha. Bên cạnh đó, KCN bờ trái sông Đà với diện tích diện tích 86 ha, vốn đầu tư 135,6 tỷ đồng đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, còn lại hai KCN là Lạc Thịnh với diện tích 200 ha, vốn đầu tư 45,5 triệu USD, KCN Yên Quang với diện tích 200 ha, vốn đầu tư 1.179 tỷ đồng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Các KCN Thanh Hà, diện tích 300 ha, Mông Hoá, diện tích 200 ha, Nam Lương Sơn, diện tích 200 ha và Nhuận Trạch, diện tích 200 ha chưa có nhà đầu tư xây dựng hạ tầng. Tại KCN Lương Sơn đã xây dựng hạ tầng xong và thu hút đầu tư với tỷ lệ lấp đầy đạt gần 74%. Theo bà Hằng, mặc dù đã thu hút đầu tư vài năm nay nhưng KCN Lương Sơn vẫn chưa lấp đầy là do tỉnh, nhà đầu tư hạ tầng muốn bớt lại một phần đất sạch để thu hút các nhà đầu tư triển vọng, tiềm lực kinh tế tốt hơn. Bên cạnh đó cũng tránh được thu hút vào hoạt động SX-KD tại các KCN chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, hoạt động hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường, KCN Lương Sơn đã xây dựng được nhà máy xử lý nước thải và đang được hoạt động với công suất 300.000 m3 ngày, đêm. Điều đáng nói là các KCN của tỉnh đều mới thành lập và đi vào hoạt động, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng trong an toàn vệ sinh lao động, do vậy, trong bố trí, thiết kế, trang bị bảo hộ lao động cho người lao động đều được các doanh nghiệp thực hiện tương đối nghiêm túc.

 

Có được những kết quả trong triển khai xây dựng các KCN như hiện nay là do sự quan tâm chỉ đạo, ưu đãi các nhà đầu tư của tỉnh, sự đồng lòng của nhân dân trong giải phóng mặt bằng. Việc triển khai xây dựng các KCN là động lực nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, tạo việc làm mới cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói cho nhân dân. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, việc triển khai xây dựng 8 KCN trên địa bàn là theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, tỉnh xác định sẽ tập trung làm từng khu, tránh đầu tư dàn trải, khó bảo đảm tiến độ. Tuy nhiên, việc lập quy hoạch, xây dựng đề án phải làm chung để giải quyết vấn đề trước mắt và lâu dài. Vì vậy, hiện nay, tỉnh mới hoàn thiện KCN Lương Sơn và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng KCN bờ trái sông Đà.

 

      

Công ty CP gạch nhẹ Phúc Sơn đã đi vào sản xuất tại KCN Lương Sơn tạo việc làm cho lao động địa phương. 

 

Một trong những khó khăn, vướng mắc mà nhiều địa phương trong cả nước khi triển khai xây dựng các KCN là vấn đề thu hồi đất, giải quyết việc làm cho nhân dân. Để khắc phục tình trạng này, theo đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Tỉnh, việc phát triển các KCN trên địa bàn vẫn đang trong quá trình khởi đầu nên tỉnh rất thận trọng giải quyết việc làm cho những lao động sau thu hồi đất, tránh những vết xe đổ của nhiều địa phương đi trước. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung làm từng bước, theo lộ trình như việc mở các cơ sở sản xuất tại những nơi bị thu hồi đất nhằm bảo đảm việc làm ngay tại chỗ cho nhân dân. Đồng thời, hỗ trợ đào tạo nghề cho công nhân (theo nhu cầu của nhân dân nhưng cũng phải phù hợp với ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp) để giải quyết việc làm mới, giải quyết được những vấn đề trước mắt và lâu dài khi nhân dân còn ít đất sản xuất hoặc không còn đất sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh cũng xác định tiềm lực kinh tế của các nhà đầu tư tránh tình trạng cho thuê đất những doanh nghiệp chỉ để đó, không xây dựng; hoạt động SX-KD để không làm lãng phí đất đai, lao động, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại địa phương.

Đặc biệt, khi các nhà đầu tư vào hoạt động SX-KD tại các KCN trên địa bàn tỉnh sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi cụ thể như thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất ưu đãi 20% trong 10 năm, miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo (không áp dụng đối với KCN bờ trái sông Đà) hoặc thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 9 năm đến giảm thuế cả dự án tùy theo lĩnh vực. Đồng thời miễn tiền thuê đất từ 7 - 11 năm; giảm 20 - 50% tiền sử dụng đất. Ngoài những hỗ trợ trên, tỉnh cũng có những ưu đãi khác cho các dự án thuộc danh mục dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh sẽ được hưởng các ưu đãi về vốn, hỗ trợ đào tạo lao động, kinh phí quảng cáo tùy theo từng dự án. Về hỗ trợ đầu tư, nhà đầu tư được cung cấp thông tin về môi trường và các chính sách đầu tư; quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng, phát triển ngành, lĩnh vực và những thông tin về sơ đồ vị trí, mốc giới trên nền bản đồ địa hình, trích lục bản đồ dải thửa địa điểm dự kiến đầu tư dự án. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hỗ trợ các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp thông tin, thị trường, được ưu tiên vay vốn phát triển sản xuất từ chương trình khuyến nông, khuyến công và Quỹ phát triển khoa học công nghệ.

 

 

 

                                                                     Hoàng Hùng (CTV)

 

Các tin khác

Nhà máy thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy phát điện có công suất 1.920 MW  đáp ứng nhu cầu điện tiêu dùng và sản xuất.
Lãnh đạo huyện Cao Phong kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về phát triển diện tích trồng cây ăn quả có múi tại thị trấn Cao Phong. 
ảnh: Minh Tuấn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc tai tỉnh ta
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh trò chuyện với các đại biểu tại buổi tổng kết năm 2011 của Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh

Phấn đấu bằng tiềm năng, nội lực và niềm tin thắng lợi

(HBĐT) - Năm 2011 qua đi với nhiều khó khăn thách thức trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao. Nhân loại phải đối mặt với những bất ổn về an ninh, chính trị, về nạn khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo và lãnh thổ… Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sức mạnh của lòng tự tôn dân tộc nên thế và lực của đất nước ngày một vươn cao.

Thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật năm 2011

(HBĐT) - Năm 2011, trong bối cảnh khó khăn về lạm phát và thực hiện các chính sách chống lạm phát, tỉnh đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đã đạt được những kết quả đáng kể.

Dấu ấn Nghị quyết 11

(HBĐT) - Kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong năm 2011. Đồng hành cùng cả nước, tỉnh ta đã thực hiện khẩn trương, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả những giải pháp trọng yếu trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Có thể nói năm nay, việc thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP đã tạo những dấu ấn đậm nét cho KT-XH tỉnh nhà.

Học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng - Một năm nhìn lại

(HBĐT) - Ngày 17/3/2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 01- CT/Tư về học tập, quán triệt và triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Ngay khi có hướng dẫn của Ban Tuyên giáo T.ư, Tỉnh ủy đã xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai, thực hiện. Một năm qua, công tác tổ chức học tập, quán triệt và triển khai, thực hiện Nghị quyết đã được tập trung thực hiện nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và đổi mới tư duy của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao vai trò lãnh đạo, chủ động khai thác tiềm năng đẩy mạnh phát triển KT-XH

(HBĐT) - “Nhiệm vụ trước mắt cũng như trong các giai đoạn tới, huyện tập trung vào nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ nhằm nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh phát triển KT -XH, bảo đảm QP -AN, giữ vững ổn định chính trị và TTXH. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2015, huyện sẽ trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh. Đây được xem là mục tiêu, nhiệm vụ then chốt để tạo bước đột phá cho huyện trong những năm tới” - Đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn nhấn mạnh.

Phụ nữ tỉnh Hòa Bình năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006-2011, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, phát động thi đua từng năm theo từng chủ đề trọng tâm trong hệ thống Hội và triển khai đến cán bộ, hội viên. Các cấp Hội đã đoàn kết, tập hợp, động viên phát huy khả năng, sức sáng tạo, đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục