Đội ngũ cán bộ, đảng viên tăng cường đi kiểm tra thực tế, tháo gỡ khó khăn thực hiện các giải pháp phát triển KT-XH, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.  ảnh: Lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và Báo Hòa Bình kiểm tra xây dựng NTM ở xã Liên Vũ.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên tăng cường đi kiểm tra thực tế, tháo gỡ khó khăn thực hiện các giải pháp phát triển KT-XH, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. ảnh: Lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và Báo Hòa Bình kiểm tra xây dựng NTM ở xã Liên Vũ.

(HBĐT) - Là huyện rộng với 29 xã, thị trấn, trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn, dân số đông nhất tỉnh. Từ việc vận dụng đúng đắn và sáng tạo, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng, huyện Lạc Sơn đã “gặt hái” được những kết quả đáng ghi nhận. Thu nhập bình quân đạt 21,5 triệu đồng/ người/năm. Hộ nghèo giảm còn 18,35%. Huyện đang tập trung thực hiện kế hoạch, chương trình hành động đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống.

Trong đó tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động khai thác các nguồn lực, thực hiện xuyên suốt định hướng phát triển của huyện là đi lên bằng nông nghiệp với ba khâu đột phá: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển nguồn nhân lực và thu hút đầu tư; xây dựng huyện phát triển bền vững.

 Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống, huyện có thuận lợi cơ bản là chất lượng cán bộ, đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng, các ngành, các cấp được kiện toàn, củng cố một bước. Chất lượng phối hợp điều hành các kế hoạch phát triển KT-XH được cải thiện rõ rệt. Thực tế các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn được huyện Lạc Sơn thực hiện đồng bộ và hiệu quả như dự án QL 12 B, chủ trương di chuyển Nhà máy mía đường về huyện... Hiện nay, huyện tập trung thực hiện kế hoạch bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp theo đúng tinh thần hướng dẫn, vừa bảo đảm cơ cấu nhưng cũng chú trọng chất lượng để có đội ngũ đại biểu thực sự năng lực, đại diện cho ý trí, nguyện vọng của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị TS-VM.

  Đồng chí Bùi Văn Hành, TUV, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho biết: Đảng bộ huyện đang tập trung tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đến các tổ chức cơ sở Đảng, cán bộ, đảng viên trong toàn huyện. Để tổ chức triển khai Nghị quyết của Đảng đạt hiệu quả cao, huyện Lạc Sơn tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động khai thác các nguồn lực, tạo nền tảng đến năm 2020 KT-XH của huyện phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng bộ, tinh thần tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, lấy hiệu quả việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, nhiệm vụ được giao làm thước đo để đánh giá năng lực và mức độ hoạt động của đảng viên, cán bộ, công chức. Đảng bộ chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể từ huyện xuống cơ sở xây dựng nghị quyết, chương trình hành động cụ thể sát thực làm căn cứ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết đạt kết quả. Định hướng xuyên suốt trong triển khai Nghị quyết của Đảng ở Lạc Sơn sẽ kiên trì thực hiện 3 khâu đột phá đó là: Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó trọng tâm là chuyển đổi cây có múi, cây dổi, chuyển dịch tích đất trồng lúa năng suất thấp sang các loại cây trồng có giá trị cao, phát triển chăn nuôi tập trung, nhân rộng các mô hình gia trại, trang trại. Thứ hai, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thứ ba, là thu hút đầu tư, tranh thủ hiệu quả các nguồn lực phát triển kế cấu hạ tầng KT-XH.

 

  Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sẽ giảm dần diện tích cấy lúa 2 vụ, 1 vụ kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn trên cơ sở tăng cường liên kết, ứng dụng KH-CN để đổi mới hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, ổn định diện tích gieo trồng của huyện 21.000 ha, phát triển vùng mía nguyên liệu khoảng 1.000 ha, trồng sắn nguyên liệu khoảng 2.500 ha phục vụ các nhà máy mía và chế biến tinh bột sắn. Chú trọng phát triển vùng cây có múi theo quy hoạch và những khu vực có điều kiện. Đến nay, huyện đã cải tạo 1.800 ha vườn tạp, chuyển đổi 1.000 ha đất sang trồng các loại cây có hiệu quả hơn như mía, bí xanh, bí đỏ, mướp đắng lấy hạt, trồng 300 ha cây có múi, trồng 20 ha dổi. Huyện phấn đấu đến năm 2020 cơ bản cải tạo vườn tạp và trồng 750 ha cây có múi, 300 ha cỏ VA06; trồng 100 ha dổi lấy hạt ở các xã Chí Đạo, Chí Thiện, Hương Nhượng, Phúc Tuy, Phú Lương; xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc thù như lợn địa phương, gà Lạc Sơn, hạt dổi, rượu cần, các sản phẩm truyền thống...

   Lạc Sơn sẽ tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế đặc thù, phù hợp với thực tế vào các điểm đã được quy hoạch như cụm công nghiệp Đầm Uống, Khoang U và những khu vực có điều kiện nhằm thực hiện mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựng chu trình khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm tính bền vững trong cải thiện và nâng cao đời sống của người dân... Huyện tranh thủ hiệu quả sự giúp đỡ của tỉnh, tập trung chỉ đạo các  ban, ngành tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thực hiện các dự án đạt hiệu quả bền vững. Tinh thần chung là phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp; công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần lượt là: 37%, 29%. Hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm. Xây dựng Lạc Sơn đi lên bằng nông nghiệp bền vững.

 

 

                                                                             Lê Chung

 

 

Các tin khác


Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954  - 7/5/2024).

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” diễn ra đầy ý nghĩa và hào hùng tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Đồng thời chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục