(HBĐT) - 10 năm qua (2010-2019), thực hiện chương trình xây dựng NTM, các xã trên địa bàn huyện Lương Sơn đã cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa, nạo vét kênh mương, xây dựng, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu.



Hệ thống đường giao thông nông thôn xã Tu Lý (Đà Bắc) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân.

Tổng nguồn lực huy động từ các chương trình, dự án và nhân dân đóng góp đạt 290,394 tỷ đồng để thực hiện tiêu chí số 3 về thủy lợi, trong đó, nguồn vốn trực tiếp từ chương trình NTM 88,315 tỷ đồng.

Từ các nguồn vốn, toàn huyện đã đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp 70 công trình, 100 km kênh mương. Tỷ lệ km kênh mương tưới, tiêu được kiên cố là 204,59/331,54 km, đạt 61,7%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu nước chủ động từ công trình thủy lợi là 3.469,95/4.853,4 ha, chiếm 72%. Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được các xã quan tâm thực hiện. Qua đánh giá, đến nay, toàn huyện có 19/19 xã đạt tiêu chí số 3, tăng 19 xã so với năm 2011.

 

Huyện Lạc Thủy: Huy động trên 3.400 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thủy, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016-2019 trên địa bàn huyện đạt 3.436,156 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách T.Ư 73,335 tỷ đồng; ngân sách địa phương 408,574 tỷ đồng; vốn lồng ghép 418,048 tỷ đồng; vốn tín dụng 2.083,49 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 140,2 tỷ đồng; cộng đồng dân cư đóng góp 312,509 tỷ đồng.

Đến hết năm 2019, toàn huyện có 10/13 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 76,92%; 3 xã còn lại đạt từ 10-14 tiêu chí; số tiêu chí bình quân/xã đạt 17,46 tiêu chí, tăng 11,61 tiêu chí/xã so với năm 2011. Huyện đang triển khai thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu ở 13/13 xã, mỗi xã chọn 1 mô hình xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu và phấn đấu ít nhất có từ 5 vườn mẫu trở lên. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2020.

 

Huyện Đà Bắc:7 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông

Huyện Đà Bắc xác định phát triển giao thông là khâu đột phá nên được người dân đồng tình, tự nguyện hiến đất, hiến công, hiến tiền của đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên xóm, đường nội đồng đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện tiêu chí số 2 giai đoạn 2010-2019 là 816.315 triệu đồng.

Đến nay, tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện đã nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại đạt 96,85%; đường trục thôn, đường liên thôn được cứng hóa đạt 73,19%; đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 75,4%; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện đạt 23,17%.

Qua đánh giá, đến hết năm 2019, toàn huyện có 7/19 xã hoàn thành tiêu chí giao thông, chiếm 36,84%, gồm các xã: Tu Lý, Hào Lý, Hiền Lương, Toàn Sơn, Mường Tuổng, Đồng Chum, Mường Chiềng.


Đ.T


Các tin khác


Khai mạc "Tuần lễ nông sản, thực phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2019" tại hệ thống Saigon Co.op Hà Nội

(HBĐT) - Sáng ngày 7/12, tại thủ đô Hà Nội, UBND tỉnh phối hợp với Liên hiệp HTX thương mại TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op) tổ chức Tuần lễ "Nông sản, thực phẩm tỉnh Hòa Bình" tại đồng thời tại 5 Siêu thị Co.opmart của 3 quận trên địa bàn Hà Nội, từ 07-13/12/2019. Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; Lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương và Hà Nội. Tỉnh ta có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các tỉnh thành.

Nhãn hiệu tập thể mở ra cơ hội cho cam, bưởi Mường Động

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động thích hợp cho việc phát triển cây có múi tạo chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất cây có múi của huyện đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, an toàn đồng thời đã khẳng định được giá trị kinh tế cao, vượt trội so với các cây trồng khác trên địa bàn huyện. Sản phẩm cam Mường Động và bưởi Mường Động được chứng nhận nhãn hiệu tập thể là động lực rất lớn thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy KT-XH của huyện.  

Giữ gìn thương hiệu cam, bưởi

(HBĐT) - Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong và Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được quản lý chặt từ giống, quy trình kỹ thuật, chất lượng VietGAP, ATVSTP cho việc sản xuất, bảo vệ thương hiệu và giữ vững lòng tin của người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến vai trò của các HTX tham gia tích cực trong công tác sản xuất và kinh doanh sản phẩm; quản lý lô gô, tem, nhãn và chất lượng sản phẩm cũng như quảng bá về thương hiệu cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc đến mọi vùng miền trong cả nước.

Phát triển thương hiệu gà đồi theo chuỗi liên kết

(HBĐT) - Sản phẩm gà Lạc Thuỷ và gà Lạc Sơn được công nhận nhãn hiệu chứng nhận là cơ hội để huyện Lạc Thủy và Lạc Sơn giới thiệu sản phẩm gà sạch đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Các HTX trên địa bàn huyện đang tích cực phát triển thương hiệu gà theo chuỗi liên kết, gia tăng giá trị cho người chăn nuôi.

Nuôi cá lồng hồ Hòa Bình - hướng phát triển bền vững

(HBĐT) - Nhân rộng mô hình nuôi cá lồng khu vực lòng hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là hướng đi hiệu quả trong khai thác tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng hồ theo hướng bền vững.

Sẵn sàng cho "Tuần lễ nông sản, thực phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2019" tại hệ thống Saigon Co.op Hà Nội

(HBĐT) - Tuần lễ nông sản, thực phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2019 tại hệ thống Saigon Co.op Hà Nội diễn ra từ ngày 7 - 13/12 là dịp quảng bá thương hiệu nông sản đặc trưng, giúp người tiêu dùng Hà Nội và du khách trong, ngoài nước tiếp cận các sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng của tỉnh. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Trần Văn Thành, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, đơn vị chủ trì tổ chức tuần lễ. Sau đây là nội dung:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục