(HBĐT) - Đồng chí Bùi Đăng Khoa, Trưởng phòng VH -TT huyện Cao Phong khẳng định: Trong những năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng được tăng cường. Ban chỉ đạo ở huyện, xã luôn được củng cố, kiện toàn và phong trào ngày càng được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

 

Nhờ vậy, phong trào đã tập hợp, đoàn kết các lực lượng nhân dân, phát huy tính  tích cực, sáng tạo của nhân dân và tạo ra sức mạnh toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Phong trào đã tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát huy dân chủ ở cơ sở, ổn định chính trị, giữ vững ANTT, đấu tranh phòng - chống tệ nạn xã hội. Thông qua phong trào, yếu tố văn hóa và nhân tố con người được khai thác, phát huy, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, XĐ-GN, giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội. Đặc biệt, trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, quan trọng nhất là phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”, “Trường học văn hóa” đã làm cho các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định, quy tắc về văn hóa đi vào cuộc sống. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển các nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân tạo ra những chuẩn mực văn hóa tích cực thấm dần vào từng người,  gia đình, tập thể, cộng đồng dân cư để xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

 

 

Nhà văn hóa xã Thu Phong (Cao Phong) đang được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

 

Năm 2016, việc bình xét danh hiệu gia đình, KDC, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học văn hóa được thực hiện đúng quy trình, công khai, minh bạch, dân chủ.  Kết quả trong năm 2016, huyện Cao Phong có 6.842/ 10.994 hộ, đạt tỷ lệ 62,2% đạt gia đình văn hóa. Số hộ đạt 3 năm liên tục là 1.967 hộ. Toàn huyện có 53/124 KDC văn hóa, đạt 42,7%; 58/62 cơ quan văn hóa, đạt 93,5%; 38/43 trường học văn hóa, đạt 88,3%. Trong năm có 8 xã đề nghị công nhận xã đạt chuẩn văn hóa NTM và danh hiệu “Thị trấn đạt chuẩn văn minh     đô thị”.

 

Cùng với việc bình xét danh hiệu văn hóa, trong năm, hệ thống thiết chế nhà văn hóa - khu thể thao thôn, xã, huyện đảm bảo theo tiêu chí quy định của Bộ VH -TT&DL. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 120/124 xóm, bản, KDC có nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng, trong đó có 98 nhà xây loại cấp 4, 18 nhà loại nhà sàn cột bê tông cốt thép, 1 nhà sàn bằng gỗ với diện tích đảm bảo cho nhân dân trong xóm, bản, KDC tổ chức sinh hoạt cộng đồng. Nhiều xóm, KDC xây dựng nhà văn hóa với mức đầu tư từ 170 triệu đồng đến khoảng 2 tỷ đồng. Điển hình như: Nhà văn hóa khu 2, khu 5b - thị trấn Cao Phong; nhà văn hóa xóm Mừng - xã Xuân Phong; nhà văn hóa bản Giang Mỗ - xã Bình Thanh; nhà văn hóa xóm Bãi Bệ 1- xã Dũng Phong; nhà văn hóa xóm Ong 1- xã Nam Phong... ở cấp xã có 2 xã Nam Phong, Dũng Phong và thị trấn Cao Phong có nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH -TT&DL. Hệ thống thiết chế nhà văn hóa cơ sở hiện nay đã có 40 nhà văn hóa được cấp trang thiết bị theo chương trình mục tiêu quốc gia. ở cấp huyện có 1 nhà văn hóa và 1 sân vận động đảm bảo phục vụ cho các hoạt động và các nhiệm vụ chính trị của huyện cũng như các lĩnh vực hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT trên địa bàn huyện.

 

Theo đồng chí Bùi Đăng Khoa, để tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thời gian tới, huyện tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường hơn nữa sự phối hợp hoạt động giữa các ban, ngành, đoàn thể. Thực hiện lồng ghép những phong trào cụ thể của các ngành, đoàn thể vào nội dung của phong trào làm cho phong trào ngày càng phong phú, phát huy có hiệu quả. Đổi mới công tác chỉ đạo và hình thức hoạt động, chủ động kịp thời với tình hình đặc điểm của địa phương để nhân dân phát huy mọi tiềm năng trong quá trình thực hiện phong trào. Phát hiện kịp thời biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến của tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện phong trào...

 

 

                                                                                 H.L

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tuyên dương 10 công dân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh năm 2016

Tối 3-1, Thành đoàn TNCS TPHCM tổ chức lễ tuyên dương 10 gương mặt trẻ tiêu biểu TPHCM năm 2016.

Xây dựng thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp - kết quả và những vấn đề đặt ra

(HBĐT) - Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, lao động (CNLĐ) tại các khu công nghiệp (KCN) là nhu cầu chính đáng của CNLĐ qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh... Hiện nay, tính riêng KCN bờ trái sông Đà và KCN Lương Sơn có tổng số 12.985 CNLĐ đang làm việc tại 45 doanh nghiệp, trong đó có 15 doanh nghiệp FDI. Theo Công đoàn các KCN tỉnh, có trên 50% doanh nghiệp ở KCN Lương Sơn dành quỹ đất xây dựng sân chơi thể thao cho CNLĐ. Các hoạt động thi đấu thể thao, liên hoan, giao lưu văn nghệ thường được tổ chức vào Tháng công nhân và dịp lễ, tết hàng năm.

Xóm homestay ở lòng hồ sông Đà

(HBĐT) - Từ một xóm nằm trên vùng lòng hồ sông Đà với 10 hộ dân, giờ đây xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã có 39 hộ được nhiều người biết đến với điểm du lịch homestay.

Du lịch Việt Nam tưng bừng đón khách "xông đất" đầu năm

Ngày 1-1, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức lễ đón vị khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Hà Nội năm 2017. Dự lễ đón, có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.

Khơi nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền, các tổ chức thành viên, sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, hệ thống MTTQ các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên đã thực hiện tốt chương trình phối hợp hành động, tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương.

Văn hoá Muờng thăng hoa

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường tập trung đông nhất với trên 63% dân số. Văn hóa Mường được thể hiện rõ nét và đến nay vẫn bảo lưu được nhiều giá trị cổ truyền trong đời sống như: nếp nhà sàn, trang phục truyền thống, tiếng nói, các lễ hội, các nghi lễ, nhạc cụ... Năm 2016, văn hóa Mường được thăng hoa với di sản Mo Mường, nghệ thuật chiêng Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc phê chuẩn Bộ chữ Mường một lần nữa khẳng định công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Mường rất được chú trọng đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục