Nghi lễ rước thành Hoàng từ miếu thờ xóm Lũy ra sân vận động.
Thầy mo Bùi Văn Lựng làm lễ.
Phần thi hát đối.
Lễ hội Khai hạ Mường Bi hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán hàng năm, vào ngày 8, tháng giêng âm lịch, tức ngày 7 cây của người Mường. Năm nay, lễ hội khai hạ Mường Bi được tổ chức ở cấp xã. Đây là lễ hội dân gian, là hoạt động mang tính cộng đồng, gắn với truyền thuyết Quốc Mẫu Hoàng Bà, người có công gây dựng mảnh đất Mường Bi. Lễ hội là sự khởi đầu của một năm mới, là dịp để người dân Mường tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh; là nơi để con người cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển và còn là nơi gặp gỡ, giao lưu để thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.
Lễ hội gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm tại miếu thờ xóm Luỹ với nghi lễ cúng Thành Hoàng là Quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Sau khi thầy mo làm nghi lễ đoàn cồng chiêng, đoàn cờ, đoàn tế, các cụ cao niên và nhân dân rước Quốc mẫu Hoàng Bà ra sân vận động xã để vui hội.
Cũng như mọi năm, sau phần nghi thức Mo, Dấng Chiêng là phần hội diễn ra hoạt động văn hóa như thi hát đối, sắc bùa, trang phục dân tộc, thể thao… Năm nay, ngoài các hoạt động văn hóa khách thập phương được tham quan các gian hàng của các xã, thị trấn với những sản phẩm văn hóa, ẩm thực của người Mường…
Việt Lâm
(HBĐT) - Những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nào ở Mường Chiềng cũng có từ 1-2 khung dệt. Từ những tấm thổ cẩm, người phụ nữ Tày đã khéo léo may thành vỏ chăn, vỏ gối… trang trọng và lịch sự. Bên cạnh nhu cầu sử dụng trong gia đình, sản phẩm dệt thổ cẩm còn được dùng làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng, để trao đổi, mua bán theo phương thức vật đổi vật...
(HBĐT) - Xưa kia, trong mỗi bản làng của vùng Mường Bi rộng lớn đều có những "cây hát” (người hát hay, đối đáp thông minh) nổi tiếng. Tuy nhiên, trong nhịp sống bận rộn, bà con không còn được chứng kiến các "cây hát” thức trắng đêm để hát đối. Những buổi đi chặt củi ở rừng hát say sưa đến quên lối về cũng chỉ còn là những ký ức thi thoảng lại chấp chới trong tâm khảm của những người con ở vùng mường Bi rộng lớn.