Tối 28/2 (tức 13 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Hà đã tổ chức khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2018.
Nghi thức lễ, dâng hương khai hội đền Trần. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Hàng ngàn du khách thập phương đã đến dâng hương tưởng
nhớ công lao của các vị vua Trần tại mảnh đất phát tích, dựng nghiệp vương triều
Trần với hào khí Đông A lừng lẫy.
Khu di tích hiện là nơi lưu giữ mộ phần của các liệt tổ nhà
Trần, của Thái tổ Trần Thừa và ba vị vua triều Trần là Trần Thái Tông, Trần
Thánh Tông và một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) diễn ra ngày 13 tháng Giêng hàng
năm nhằm tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của nhà Trần trong lịch sử Việt
Nam, giáo dục truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con
cháu.
Lễ hội góp phần gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của miền
đất thiêng Long Hưng xưa, Hưng Hà ngày nay. Lễ hội cũng là dịp để khẳng định
Khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần là điểm đến trong hệ thống du lịch
lịch sử-văn hóa-tâm linh của cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng.
Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Hà Nguyễn
Thanh Tuyền đã ôn lại lịch sử dựng nghiệp của triều đại nhà Trần - một trong những
triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, lễ hội năm nay tổ chức đúng dịp
kỷ niệm 730 năm chiến thắng chống quân Nguyên-Mông lần thứ ba (1288-2018). Phát
huy truyền thống quê hương, đến nay huyện Hưng Hà là huyện đầu tiên của tỉnh
Thái Bình đạt chuẩn huyện nông thôn mới, diện mạo nông thôn chuyển biến rõ rệt,
đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Theo các cứ liệu lịch sử còn để lại, tại đất Long Hưng xưa
(nay là huyện Hưng Hà) nhà Trần đã lớn mạnh toàn diện về cả kinh tế, chính trị
và quân sự, trở thành chỗ dựa chính của Nhà Lý lúc suy vi. Từ đó, Trần Thủ Độ
đã từng bước làm cuộc chuyển giao quyền lực chính trị có một không hai trong lịch
sử từ nhà Lý sang nhà Trần.
Năm 1225, vua Trần Thái Tông lên ngôi mở đầu cho lịch sử trị
nước của vương triều Trần. Với sức mạnh của "hào khí Đông A”, nhà Trần cai trị
đất nước trong 175 năm, lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống
quân Nguyên giành thắng lợi các năm 1258, 1285 và năm 1288.
Sau mỗi lần chiến thắng quân Nguyên Mông, chặn đánh quân
Chiêm Thành bảo vệ biên ải phía Nam thắng lợi, các vua Trần đều về Long Hưng
làm lễ cáo yết tổ tiên, dâng báo chiến công.
Lễ hội Đền Trần Thái Bình sẽ diễn ra đến ngày 5/3 (tức ngày
18 tháng Giêng). Với việc lưu giữ và bảo tồn được nhiều nghi lễ, phong tục độc
đáo đậm nét văn hóa thời Trần như lễ rước nước, lễ giao chạ, thi cỗ cá thời Trần,
các trò chơi dân gian, các điệu dân ca, dân vũ..., năm 2014, lễ hội Đền Trần
(Thái Bình) đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia./.
TheoVietNamPlus
(HBĐT) - Được nhen lên từ những ngọn lửa nhiệt huyết mang khát vọng tiếp nối, gìn giữ để thế hệ mai sau biết đến nguồn cội, biết đến câu dân ca mà ông cha trao truyền lại, để hôm nay, đồng bào Mường đã và đang ngân lên những điệu xường, những câu hát thường rang… vang vọng đầy mê hoặc.
(HBĐT) - Ngày 23/2 tức mồng 8 tết âm lịch, UBND xã Phong Phú huyện Tân Lạc tổ chức lễ hội Khai Hạ Mường Bi năm 2018 tại xóm Lũy, xã Phong Phú huyện Tân Lạc. Đến dự có đại diện lãnh đạo Huyện Ủy, UBND huyện, các sở, ban ngành trong tỉnh, cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện.
(HBĐT) - Ngày 23/2 (tức ngày 8/1), huyện Lạc Sơn tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si, xã Liên Vũ. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài huyện.
(HBĐT) - Sáng ngày 23/2 (tức ngày mồng 8 tháng Giêng), tại khu vực cánh đồng trung tâm xã Vĩnh Đồng, UBND xã Vĩnh Đồng(huyện KIm Bôi) đã tổ chức Lễ hội Mường Động xuân Mậu Tuất.
(HBĐT) - Không quá cầu kỳ với mâm cao, cỗ đầy, tiền bạc, quần áo, ngựa xe… nhưng thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc Mường khi Tết đến, xuân về. Cũng vì lẽ đó, tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành nét đẹp văn hóa khó phai mờ đối với những người con của đất, của Mường.
(HBĐT) - Xuân về trong những cánh hoa, đọt lá, trong tiết trời ẩm ướt, trong sự hối hả, tất bật của mỗi người hướng về ngày Tết cổ truyền của dân tộc và một chi tiết không khó để nhận biết đó là xuân trong những bộ trang phục đẹp!