Các làn điệu dân ca, dẫn vũ do các hội viên CLB thơ – ca biểu diễn.
Ngày Thơ Việt Nam có ý nghĩa rất lớn, đó là ngày truyền thống của những người yêu thơ, sáng tác và trình diễn thơ. Mục đích của việc tổ chức ngày thơ Việt Nam nhằm tôn vinh kho tàng thơ ca Việt Nam qua ngàn năm lịch sử. Thế giới đã biết đến và thừa nhận Việt Nam là đất nước của thi ca. Tổ chức ngày thơ Việt Nam là dịp để các CLB thơ – ca trong và ngoài tỉnh có dịp giao lưu, trình diễn thơ ca nhằm quảng bá, phát huy và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Trong đó có nền văn hóa, văn nghệ truyền thống các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Toàn cảnh buổi lễ.
Tại buổi lễ, đã diễn ra buổi giao lưu giữa các CLB thơ – ca trong tỉnh. Các tiết mục thơ ca, múa nhạc, phổ nhạc, dân vũ đặc trưng của các dân tộc trong tỉnh do hội viên tự dàn dựng, mang chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt gắn với chủ đề "tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM”.
Đồng Hương
(HBĐT) - Sáng ngày 23/2 (tức ngày mồng 8 tháng Giêng), tại khu vực cánh đồng trung tâm xã Vĩnh Đồng, UBND xã Vĩnh Đồng(huyện KIm Bôi) đã tổ chức Lễ hội Mường Động xuân Mậu Tuất.
(HBĐT) - Không quá cầu kỳ với mâm cao, cỗ đầy, tiền bạc, quần áo, ngựa xe… nhưng thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc Mường khi Tết đến, xuân về. Cũng vì lẽ đó, tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành nét đẹp văn hóa khó phai mờ đối với những người con của đất, của Mường.
(HBĐT) - Những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nào ở Mường Chiềng cũng có từ 1-2 khung dệt. Từ những tấm thổ cẩm, người phụ nữ Tày đã khéo léo may thành vỏ chăn, vỏ gối… trang trọng và lịch sự. Bên cạnh nhu cầu sử dụng trong gia đình, sản phẩm dệt thổ cẩm còn được dùng làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng, để trao đổi, mua bán theo phương thức vật đổi vật...