(HBĐT) - Được nhen lên từ những ngọn lửa nhiệt huyết mang khát vọng tiếp nối, gìn giữ để thế hệ mai sau biết đến nguồn cội, biết đến câu dân ca mà ông cha trao truyền lại, để hôm nay, đồng bào Mường đã và đang ngân lên những điệu xường, những câu hát thường rang… vang vọng đầy mê hoặc.

Những năm qua, ngành GD &ĐT đã triển khai nhiều hoạt động nhằm chung tay bảo tồn, giữ gìn văn hóa dân gian các dân tộc.ảnh: Học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh thể hiện tiết mục hát dân ca Mường trong sinh hoạt thường kỳ của nhà trường

Thắp lửa tình yêu dân ca Mường

Trên quê hương Mường Động, có một người con của đồng bào Mường dịu dàng mà mạnh dạn ươm những mầm xanh yêu dân ca dân tộc mình cho đời. Bà là Đinh Thị Kiều Dung, ở xóm Bo, xã Kim Bình (Kim Bôi). Năm 2004, khi còn là cán bộ công tác tại Phòng VH -TT huyện Kim Bôi, sau gần 30 năm tận tụy với phong trào văn nghệ quần chúng, bà Kiều Dung đã chứng kiến nét sinh hoạt văn hóa Mường dần mai một. Từ lòng say mê, tình yêu tha thiết với những bản sắc văn hóa của dân tộc Mường đã thôi thúc bà mở lớp truyền dạy hát dân ca, đánh chiêng Mường, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa cha ông đã để lại.

Thành quả của bà là mỗi đêm cuối tuần ở xóm Bo lại vang lên lời hát của các bài dân ca cổ như: "ru ún”, "lời ru ban ngày”, "lời ru ban đêm”… rộn ràng tiếng chiêng đánh nhịp bài "Đi đường”, "Bông trắng, bông vàng”… Bà nhớ lại: Nhiều em nhỏ những ngày đầu đến lớp bỡ ngỡ, xa lạ với chính văn hóa của dân tộc mình thì chỉ sau một thời gian ngắn đã trở nên quen thuộc, yêu mến, tự hào. Em nào cũng biết hát dân ca, biết đánh chiêng, mặc váy Mường. Từ lớp học ấy, đã thức tỉnh nhiều thế hệ để họ biết trân trọng, tự hào với vốn văn hóa của dân tộc mình, làm sống lại bầu không khí sinh hoạt thuở cha ông xưa.

Cũng từ lớp học ở xóm Bo hôm nào, nhiều thiếu nữ đã trưởng thành, mang tiếng hát dân ca Mường do cô Dung truyền dạy đi khắp bốn phương như: Bùi Thúy Ngần, Bùi Thùy Linh… Cho đến nay, dù đã nghỉ hưu, bận bịu với việc chăm sóc cho các cháu nội, nhưng lúc rảnh bà Kiều Dung lại sưu tầm các làn điệu dân ca, các bài chiêng cổ để cùng những người yêu văn hóa dân tộc Mường ở mọi lứa tuổi học hát, học đánh chiêng.

ở vùng đất Mường Bi (Tân Lạc) hầu như ai cũng biết đến nghệ nhân Bùi Văn ểu (xóm Lầm, xã Phong Phú). Không phải chỉ vì ông hát hay, đàn giỏi mà còn bởi sự tâm huyết đáng trân trọng của ông dành cho việc truyền dạy dân ca Mường đến thế hệ trẻ. Ngay từ khi còn trẻ, những lúc rảnh rỗi, khi làm công việc đồng áng hay tại mỗi dịp đặc biệt trong năm, ông thường hát các làn điệu dân ca Mường cổ với mong muốn mọi người, nhất là các bạn trẻ luôn nhớ đến văn hóa truyền thống của dân tộc. ông quan niệm rằng: Qua lời ca, tiếng hát, chúng ta sẽ hiểu thêm về thế giới quan, nhân sinh quan của đồng bào Mường. Câu hát không chỉ giúp giải tỏa những căng thẳng mà còn dạy cho con người những kinh nghiệm sống quý báu như kính trên, nhường dưới, yêu thương, thuận hòa với hàng xóm, láng giềng…

Những năm gần đây, Sở VH -TT&DL phối hợp với huyện Tân Lạc mở lớp truyền dạy dân ca Mường, ông ểu đã nhận lời mời tham gia giảng dạy. Mỗi năm, lớp có gần 50 học viên ở lứa tuổi thanh, thiếu nhi đến từ 100% xã, thị trấn trong huyện. ông ểu chia sẻ: Đây là cơ hội giúp thế hệ trẻ không quên lời ca, tiếng hát của dân tộc mình. Lớp học đã duy trì được 3 năm và tiếp tục mở trong thời gian tới. Chắc chắn nếu còn được tín nhiệm, yêu mến, tôi sẽ còn theo lớp, trao truyền những điệu xắc bùa, thường rang, bộ mẹng, ví đúm, hát mỡi... đến thế hệ sau.

Điều đáng mừng nhất là cùng với bà Dung, ông ểu, nhiều nghệ sỹ, nghệ nhân khác luôn đau đáu với việc bảo tồn những làn điệu dân ca Mường. Tiêu biểu như ở Mường Bi còn có bà Bùi Thị Miên; Mường Thàng có ông Quách Công Thọ, bà Bùi Thị Linh… Không nhận bất kỳ một đồng thù lao hay kinh phí nào nhưng các nghệ nhân, nghệ sỹ ấy vẫn ngày ngày miệt mài truyền dạy, góp phần lưu giữ, bảo tồn những làn điệu dân ca Mường đầy say mê.

Để dân ca Mường vang mãi

Đã từ rất lâu đời, những điệu xường, những câu hát thường rang, bộ mẹng… luôn có ý nghĩa với đời sống của đồng bào Mường. Bởi trong vốn văn hóa đặc sắc của họ, những bài dân ca cổ có trong lời ru, trong điệu hát lên nương, trong lễ mừng cơm mới, trong rộn ràng ngày hội xuống đồng, trong ngày lễ, tết… Chính vì vậy, nhiều năm qua, Sở VH -TT&DL đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần gìn giữ những làn điệu dân ca.

Đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng nghiệp vụ, Sở VH -TT&DL cho biết: Cùng với sự đóng góp tích cực của các nghệ nhân, hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng đã góp phần không nhỏ để dân ca, dân vũ có sức sống mãnh liệt trong đời sống tinh thần của nhân dân. Những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở phát triển mạnh với trên 2.000 tổ, đội, thành viên vừa là những người nông dân vừa là diễn viên, tuyên truyền viên tích cực, gần gũi, góp phần đưa những làn điệu dân ca vang vọng khắp xóm, bản. Hàng năm, Sở VH -TT&DL phối hợp với Trung tâm VH -TT các huyện mở lớp truyền dạy dân ca Mường cho thanh, thiếu nhi trên địa bàn. Mỗi lớp có khoảng trên 30 học viên do các nghệ nhân truyền dạy. Thông qua các lớp học, giúp các em tiếp cận và đưa dân ca đến với nhiều người hơn.

Bên cạnh đó, một hoạt động rất có ý nghĩa đã được Sở VH -TT&DL tổ chức hàng năm là hội thi tuyên truyền cổ động, hội diễn nghệ thuật quần chúng và liên hoan nghệ thuật các đội văn nghệ quần chúng tiêu biểu. Trước hội thi cấp tỉnh, 100% huyện, thành phố tổ chức được hội thi, hội diễn cấp cơ sở. Hầu hết các đoàn diễn viên tham gia đều dàn dựng một chương trình có đầy đủ các tiết mục ca, múa, độc tấu hoặc hoà tấu nhạc cụ, trong đó chú trọng khai thác các làn điệu dân ca, dân vũ, những ca khúc có chất liệu bản sắc được sáng tác về quê hương, con người đất Mường.

Đồng chí Bùi Tú Cao cho biết thêm: ước tính hàng năm, toàn tỉnh tổ chức được trên 14.200 buổi biểu diễn, ước phục vụ trên 24, 6 triệu lượt người xem. Riêng Đoàn nghệ thuật quần chúng của tỉnh tham gia giao lưu nhiều sự kiện do Bộ VH-TT&DL, các tỉnh trong khu vực tổ chức, góp phần giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Hòa Bình với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.

Với những việc làm này, cùng lòng nhiệt huyết, sự đam mê "truyền lửa” cho thế hệ trẻ của những nghệ nhân, nghệ sỹ, tin tưởng rằng: Làn điệu dân ca đặc sắc đất Mường sẽ ngân vang mãi.

 

                                                                                 Hải Yến


Các tin khác


Sắc xuân trong những tà áo đẹp

(HBĐT) - Xuân về trong những cánh hoa, đọt lá, trong tiết trời ẩm ướt, trong sự hối hả, tất bật của mỗi người hướng về ngày Tết cổ truyền của dân tộc và một chi tiết không khó để nhận biết đó là xuân trong những bộ trang phục đẹp!

Mường Chiềng lưu giữ nghề dệt thổ cẩm

(HBĐT) - Những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nào ở Mường Chiềng cũng có từ 1-2 khung dệt. Từ những tấm thổ cẩm, người phụ nữ Tày đã khéo léo may thành vỏ chăn, vỏ gối… trang trọng và lịch sự. Bên cạnh nhu cầu sử dụng trong gia đình, sản phẩm dệt thổ cẩm còn được dùng làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng, để trao đổi, mua bán theo phương thức vật đổi vật...

Tưng bừng Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng

(HBĐT) - Trong hai ngày 22-23/2 (tức mồng 7, mồng 8 Tết Mậu Tuất), xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã diễn ra Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng năm 2018. Tham dự Lễ hội có lãnh đạo một số sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện Lạc Sơn cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Tết ấm áp, xuân trải dài trên những miền quê

(HBĐT) - Tiết trời khô ráo, ấm áp đã giúp mọi nhà ở các miền quê trong tỉnh thuận tiện đi chúc Tết, du xuân. Tết này nhiều niềm vui. Vui không chỉ vì sự tươi mới mà còn thấp thoáng những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là người người, nhà nhà xích lại gần nhau hơn.

Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất 2018

(HBĐT) - Ngày 21/2 (tức mồng 6 Tết), tại sân vận động xã Dũng Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất 2018. Đây là năm đầu tiên Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện, trên cơ sở nâng cấp Lễ hội Xuống đồng của dân tộc Mường xã Dũng Phong.

Ngày xuân - điểm hẹn của những “cây hát” Mường Bi

(HBĐT) - Xưa kia, trong mỗi bản làng của vùng Mường Bi rộng lớn đều có những "cây hát” (người hát hay, đối đáp thông minh) nổi tiếng. Tuy nhiên, trong nhịp sống bận rộn, bà con không còn được chứng kiến các "cây hát” thức trắng đêm để hát đối. Những buổi đi chặt củi ở rừng hát say sưa đến quên lối về cũng chỉ còn là những ký ức thi thoảng lại chấp chới trong tâm khảm của những người con ở vùng mường Bi rộng lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục