Lễ hội đầu xuân ở Tả Phìn - Sa Pa.

Lễ hội đầu xuân ở Tả Phìn - Sa Pa.

(HBĐT) - Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có 203 km đường biên giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); nằm ở khu vực “đệm” giữa khu Việt Bắc và Tây Bắc. Lào Cai vừa có dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ, có đỉnh Phăng - Xi - Păng cao 3.143 mét, lại vừa có các thung lũng lớn, có cánh đồng Mường Than một trong 4 cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc).

 

Nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nên Lào Cai sớm trở thành một trung tâm giao lưu văn hóa. Tính đa dạng trong văn hóa Lào Cai càng đậm nét ở văn hoá tộc người có mặt các cư dân của ba (trong số bốn) ngữ hệ lớn nhất Việt Nam: Ngữ hệ Nam á có các tộc người Việt, Mường, Kháng, H’Mông, Dao, La Chí, La Ha. Ngữ hệ Hán - Tạng có các tộc người: Hoa (Xạ Phang), Hà Nhì, Phù Lá (có cả nhóm Xá Phó). Ngữ hệ Thái có nhiều tộc người như Tày (cả nhóm Pa Dí), Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Bố Y. Theo phó giáo sư - tiến sĩ Lê Sĩ Giáo, Lào Cai trở thành điểm hội lưu văn hoá tộc người vùng văn hoá Việt Bắc mà cả dân tộc Tày Nùng được coi là cư dân đa số thì ở Lào Cai người Tày cũng chiếm một tỷ lệ lớn (13,36%) dân số.

 

Tính đa dạng, phong phú của văn hóa Lào Cai thể hiện cả trong lĩnh vực văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Nhà cửa của đồng bào Lào Cai có nhiều loại hình và tiểu loại hình khác nhau. Nếu căn cứ vào sự cấu tạo của nền nhà, các tộc người Lào Cai có 3 loại hình nhà chính: Nhà nền đất (tiêu biểu là các dân tộc Việt, H’Mông, Hoa...) nhà nửa sàn, nửa đất như dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ...) nhà sàn (người Tày, Thái, Kháng, La Ha...). Trong loại hình nhà nền đất có loại nhà nền đất tượng trình theo kiểu pháo đài của người Hà Nhì... Trong loại hình nhà sàn có loại nhà sàn 4 mái gần như hình vuông của người Tày nhưng cũng có kiều nhà sàn mái tròn của người Thái đen Than Uyên hoặc nhà sàn tường trình của người Tày, Bắc Hà...

 

Về trang phục, Lào Cai luôn rực rỡ sắc màu, phong phú về kiểu loại. Mỗi tộc người có kiểu trang phục khác nhau. Nhưng trong cùng tộc người cũng có những ngành có trang phục riêng. Mỗi ngành Dao trang phục đều khác nhau. Trang phục người H’Mông Hoa, H’Mông đen, H’Mông trắng, H’Mông xanh cũng có kiểu cách, màu sắc khác hẳn nhau. Phụ nữ H’Mông ở các huyện khác mặc váy nhưng phụ nữ H’Mông ở Sa Pa lại mặc quần cộc. Đặc biệt cũng là người Tày nhưng người Tày ở Văn Bàn, Bảo Yên mặc áo ngắn, váy ngắn, còn người Tày ở Bắc Hà lại mặc áo dài và quần dài. Mỗi phiên chợ vùng cao Lào Cai đều là nơi gặp gỡ hội tụ của nhiều kiểu trang phục.

 

Tính đa dạng, phong phú của văn hóa cũng thể hiện rõ nét ở văn học nghệ thuật dân gian. Mới khảo sát sơ bộ, Lào Cai có hơn 30 điệu múa khác nhau. Có những điệu múa dùng trong sinh hoạt (như xòe vòng, xòe chiêng) nhưng cũng có điệu múa chỉ dùng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc lễ hội. Riêng nhóm Dao họ (Dao quần trắng) ở Bảo Thắng, Bảo Yên đã có 7 điệu múa khác nhau (như múa kiếm, múa sạp, múa chuông, múa khăn, múa mặt nạ, múa trống, múa gà). Nghệ thuật âm nhạc cũng rất đa dạng. Chỉ tính riêng nhạc khí, Lào Cai đã có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau. Ở họ dây, có cho dây gảy bao gồm đàn hót - tơ dân tộc Hà Nhì, đàn tròn dân tộc Nùng, Pa Dí, đàn “thà trình” của người H’Mông, “tính tẩu” của người Tày, Thái... Chi nhạc cụ dây động có hưn mạy (Thái), đao (Kháng)... Nhạc cụ hơi có chi nhạc hơi hình vòm như cặm rưng, ống khảo của người Mường, pí thiu, phí khui của người Thái... Chi nhạc cụ hơi lưỡi gà có khá nhiều, gồm cả loại đơn giản nhất như pí phương (Thái) bằng ống  dạ đến loại có cấu tạo phức tạp như khèn H’Mông, khèn Thái, chi nhạc cụ hơi chỉ dùng hơi thổi như tù và, kèn đồng H  Mông... Nhạc cụ họ màng rung có nhiều loại trống bịt da của các dân   tộc... Nhạc cụ các dân tộc ở Lào Cai còn bao gồm cả loại chuyên dùng hòa tấu với chuyên dùng độc tấu...

 

Trong văn học dân gian, mỗi dân tộc có đầy đủ hệ thống, các loại hình từ thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn đến tục ngữ, câu đố, dân ca (dân ca giao duyên, dân ca nghi lễ phong tục, các loài ca than thân...). Hệ thống truyền thuyết, truyện cổ liên quan đến địa danh làng, bản, sông, núi khá phong phú.

 

Trong tôn giáo, bên cạnh tôn giáo tín ngưỡng bản địa (thờ cúng tổ tiên, thần bản mệnh...) chiếm địa vị quan trọng, còn xuất hiện một số tôn giáo mới du nhập. Các tín ngưỡng dân gian đã chịu sự ảnh hưởng của tam giáo, ảnh hưởng này diễn ra khá mạnh ở vùng người Dao, Tày, Nùng, Giáy... nhưng nổi bật nhất là người Dao. Trong miếu Vạn Thần của người Dao, bên cạnh Ngọc Hoàng còn có Phật là quân sư. Dưới trướng của Ngọc Hoàng và Phật còn có Thủy Nguyên, Linh Bảo, Đạo Đức. Dưới các vị này còn có Tam Thanh, Tam Bảo, Tam Nguyên. Sự đan xen giữa Tam giáo với tín ngưỡng dân gian đã tạo ra diện mạo mới trong đời sống tinh thần của các dân tộc Lào Cai.

 

Như vậy sắc thái nổi bật trong văn hoá dân gian Lào Cai là tính phong phú của nhiều loại hình văn hóa. Nhờ có điều kiện vị trí thuận lợi, giao lưu văn hóa phát triển đã tạo ra bức tranh đa dạng trong văn hóa Lào Cai.

 

Cư trú tại một trung tâm giao lưu văn hoá, người dân Lào Cai vừa coi trọng giao lưu, vừa giữ gìn bản sắc. Trong mỗi tộc người hai xu hướng giao lưu và bảo tồn luôn diễn ra. Các tộc người ở Lào Cai tuy cư trú đan xen , nhưng sự đan xen này mới chỉ dừng lại ở phạm vi xã. Còn trên địa bàn làng, bản, hầu hết các tộc người đều cư trú độc lập, ý thức tự hào tộc người luôn được đề cao. Người Pa Dí tuy được một số nhà khoa học xếp chung vào cộng đồng dân tộc Tày, nhưng họ luôn tự khẳng định mình là người Pa Dí. Nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, một số tộc người quy định rất ngặt nghèo về hôn nhân. Dù số lượng người không đông nhưng tập quán của dân tộc chỉ cho phép nam - nữ kết hôn trong nội bộ cộng đồng nhóm tộc người hoặc tộc người. ở vùng cửa ngõ biên cương, văn hoá dân gian Lào Cai vừa đa dạng, phong phú lại vừa có bản sắc riêng. Xu hướng cởi mở, giao lưu văn hoá luôn đan xen với xu hướng bảo tồn bản sắc dân tộc; giao lưu, hội nhập nhưng không đánh mất mình, mở cửa nhưng vẫn giữ vững bản sắc - phải chăng đó cũng là xu hướng xuyên suốt trong chiều dày lịch sử Lào Cai.

 

 

 

                                                 Trần Hữu Sơn

                         (Giám đốc Sở VH - TT&DL tỉnh Lào Cai)

 

 

 

 

Các tin khác

Thêu thổ cẩm của dân tộc Dao Đỏ, huyện Văn Yên.
Bữa cơm cộng đồng của người Hà Nhì trong lễ Thú Tỷ ở huyện Mường Tè.
Hồ Hòa Bình với phong cảnh thiên nhiên hữu tình là điểm đến của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.
Màn chào hỏi của 26 thí sinh tại Hội thi trình diễn trang phục các dân tộc vùng Tây Bắc.

Huyện Cao Phong đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng

(HBĐT) - Ngày 17/11, huyện Cao Phong tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng. Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu – Phó chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành, huyện Cao Phong và đông đảo nhân dân địa phương.

Thành phố Hòa Bình - những cơ hội mới

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang có sự đổi thay mạnh mẽ sau 7 năm được Chính phủ ban hành Nghị định công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Một hình ảnh mới, diện mạo mới đang hiện diện ở thành phố trẻ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết chung lòng khắc phục gian khó, thay đổi nhận thức, tư duy và hành động cùng vun đắp cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết trên chặng đường xây dựng thành phố hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành trung tâm đô thị, cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Các dân tộc Tây Bắc đoàn kết, hội nhập hướng tới tương lai trong sự phát triển chung của các dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Đăng Ninh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội 

(HBĐT) - Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hoà Bình. Diện tích trên 5,56 triệu ha với trên 9,8 triệu dân. Đây là địa bàn cư trú bản địa lâu đời trong sự đoàn kết của hơn 30 dân tộc thiểu số. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, AN-QP của đất nước. Trong lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc vùng Tây Bắc luôn gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.

Điện Biên - vùng đất giàu bản sắc văn hóa - lịch sử

(HBĐT) - Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km; diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, dân số trên 51 vạn người. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới với 2 nước (Lào và Trung Quốc). Đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (360 km), với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (38,5 km).

Sơn La - đa dạng sắc màu văn hóa, thể thao và du lịch

(HBĐT) - Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc bởi mảnh đất này là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá, hiện nay vẫn được giữ gìn, phát huy.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Nà Cụt (Nà Phòn)

(HBĐT) - Ngày 17/11, xóm Nà Cụt, xã Nà Phòn (Mai Châu) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2013. Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Ủy viên TVTU, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành huyện, xã và nhân dân trong xóm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục