Chị Nguyễn Phương Nhi - một công dân của Việt Nam đang sinh sống ở Hồng Kông chuẩn bị mâm ngũ quả cho ngày  Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Chị Nguyễn Phương Nhi - một công dân của Việt Nam đang sinh sống ở Hồng Kông chuẩn bị mâm ngũ quả cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

(HBĐT) - Khi những ngày Tết cổ truyền đã cận kề, nghĩ về không khí ấm áp, sum vầy ở mỗi gia đình tôi chợt thấy tò mò: không hiểu những người con của đất Việt khi xa xứ họ có nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc? Họ đón Tết như thế nào? ý nghĩ ấy làm tôi liên tưởng đến câu thơ chứa đựng nhiều cảm xúc và chân lý của nhà thơ Chế Lan Viên “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” và một câu nói vẫn thường nghe “là người con của đất Việt, dù đi đâu, về đâu vẫn hướng về quê mẹ”... và tôi đã tự tìm cho mình được câu trả lời.

 

Người tôi tìm gặp đầu tiên là ông Trần Thanh, nguyên Trưởng Ban liên lạc quân tình nguyện Việt - Lào hiện đang sống tại phường Đồng Tiến - TP Hòa Bình. Ông vốn là một Việt kiều 8 tuổi theo cha mẹ sang định cư ở đất nước Thái Lan, đến năm 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông xung phong nhập ngũ vào đội quân tình nguyện Việt - Lào. Từ đó, ông có thêm 4 năm sống, chiến đấu trên đất bạn Lào, sau đó về Việt Nam phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân cho đến nay. Dẫu tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng ông vẫn nhớ như in và kể về những kỷ niệm khi sống trên đất bạn.

 

Vì là dân nhập cư nên cộng đồng người Việt sống trên đất Thái Lan vẫn duy trì được phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang tính chất truyền thống của dân tộc. Ngày Tết cũng vậy, mặc dù sống trên đất bạn nhưng vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, các cư dân gốc Việt đều gác lại chuyện làm ăn, buôn bán để chuẩn bị đón Tết 1-2 ngày. Hầu như nhà nào cũng chuẩn bị  mâm ngũ quả, bánh chưng, mứt, giò, nem... những món ăn truyền thống để cúng ông bà, tổ tiên và thưởng thức hương vị quê hương. Phong tục mừng tuổi người già, trẻ em vẫn được lưu giữ. Ngày mồng 1 Tết, các gia đình thường lên chùa để húy đạo các nhà sư, sau đó đi thăm hỏi, chúc Tết lẫn nhau. Dẫu có phần đơn giản, nhẹ nhàng nhưng đã là người Việt Nam thì không ai quên Tết Việt. Xưa vậy và nay cũng vẫn vậy. Ông Thanh quả quyết bởi hiện tại đại gia đình bao gồm các anh, chị em ruột của ông và gia đình vợ ông vẫn đang định cư ở đất Thái Lan. Vào dịp Tết, gia đình nào có điều kiện thì về thăm quê hương, đón Tết ở đất mẹ, còn vì lý do bận rộn hay cuộc sống khó khăn thì họ ở lại đất Thái và tổ chức một cái Tết đơn giản nhưng sung túc.  Cứ mỗi độ xuân về, gia đình ông Thanh lại đóng những chuyến hàng với măng khô, mộc nhĩ, quả vải khô, lịch treo tường in hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, cà phê Việt gửi sang Thái Lan làm quà Tết cho họ hàng, anh em và coi đó là niềm vui tề tựu nhân dịp Tết đến, xuân về.

 

Như một sự tình cờ tôi gặp được chị Trần Thị Hoa đã định cư  và kinh doanh ở Đài Loan hơn 10 năm. Chị về Việt Nam vào dịp này để thăm gia đình hiện cư trú tại tổ 3, phường Phương Lâm - TPHB và nhân tiện chuẩn bị hàng hóa phục vụ cho cộng đồng người Việt ở Đài Loan ăn Tết. Gặp ai chị cũng hào hứng, cởi mở hỏi thăm tình hình cuộc sống mặc dù chị về Việt Nam khá nhiều và cha mẹ, các con của chị vẫn đang sống ở Việt Nam. Chị tâm sự: “Mặc dù đã nhập quốc tịch Đài Loan nhưng tôi vẫn luôn nhớ về quê hương. Tết  của Đài Loan cũng trùng dịp với Tết Nguyên đán của người Việt nên việc tổ chức ăn Tết của những người Việt Nam sống và làm việc ở Đài Loan hết sức quan trọng”. Chị làm kinh doanh lại tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ cho cộng đồng người Việt, vì vậy, căn nhà nhỏ của chị lúc nào cũng đông vui. Tết đến, chị chuẩn bị mâm ngũ quả, rượu, mứt, giò, chả, bánh chưng xanh mời bạn bè đến chung vui để vơi đi nỗi nhớ quê nhà. Theo chị Hoa được biết, hiện có khoảng trên 10 vạn người dân Việt Nam đang hợp tác lao động hoặc định cư ở Đài Loan. Trong số những người đồng hương mà chị quen biết ai cũng một lòng hướng về đất mẹ với những phong tục, lễ nghi truyền thống trong dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

 

Tôi gặp chị Hoa khi chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là đến giờ chị lên chuyến bay trở về Đài Loan. Phút chia tay gia đình, người thân chị mỉm cười rạng rỡ: Tết này chị sẽ không về nhưng chị và những người bạn sẽ tổ chức đón Tết thật vui và chị muốn mọi người biết rằng: Tết Việt hay nói rộng hơn là “văn hóa Việt” vẫn luôn ngự trị trong tiềm thức của những người con xa xứ.

 

                                                                                      Thúy Hằng

 

Các tin khác

Bánh được làm từ thứ gạo nếp nương thơm, dẻo mà người Mông trồng ở mảnh đất tốt nhất.
Nụ cười đen nhánh của cụ bà người Dao xã Toàn Sơn.
Trong dịp Tết, với người Mường không thể thiếu bánh chưng và bánh ống.
Tiết mục hát đối ngày xuân của đội văn nghệ xã Tự Do (Lạc Sơn).

Mải mê theo tiếng khèn gọi

(HBĐT) - Thú thực, tôi không rành lắm về âm nhạc. Với âm nhạc dân tộc thì lại càng không. Vậy mà lạ, tiếng khèn bè réo rắt của ông Khà Văn Ư, xóm Nà Phòn, xã Nà Phòn (Mai Châu) như một chất men say. Cứ dìu dặt, thiết tha đưa hồn người phiêu lãng với núi, với rừng trong màn sương chiều bảng lảng.

Thú chơi chim

(HBĐT) - “Chơi chim - thú chơi bậc quân vương giờ đã thành trào lưu, thu hút ngày càng đông đảo người dân trong tỉnh. Dân chơi chim, miệt mài theo đuổi dáng hình chim. Đâu có chim hay, chim tốt tìm đến bằng được, chí ít là để ngắm, để nhìn. Một ngày không thấy chim, nghe chim hót trống trải vô cùng. Chim ốm, người ốm, chim bỏ ăn, lông chim sơ xác mà đau lòng. Chọi chim thắng lòng lâng lâng sảng khoái cả tháng trời. Thua - chim mình kém chim bạn, nhìn chim tổn thương mà day dứt khôn nguôi, những mong ngày rèn luyện phục thù. Chơi chim tính cách phải có chút lãng tử, hào hoa, tinh tế, biết thẩm trà, thẩm rượu, biết chút thơ ca, đem tình yêu thương chăm chút cho chim. Người cục mịch, không vượng khí, bon chen, toan tính thiệt hơn, chắc hẳn chim chẳng ưa. Cố gắng, nuôi mãi, vực mãi chim chẳng lớn, hót chẳng thanh, lông chẳng bóng, không quyến rũ được chim cái và hiển nhiên đừng có mơ tới chim đẹp, chim hay. Chơi chim tốn tiền, tốn của, tốn thời gian không phải ai cũng theo được nên nhiều người thích, yêu, chỉ đến thấy chim thôi”.

Chương trình Nghệ thuật Sắc xuân 2015

(HBĐT) - Tối 18/2 (tức 30 Tết), tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH, TT&DL phối hợp với Công an tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Chương trình Nghệ thuật Sắc xuân 2015.

Du lịch cộng đồng - Khám phá bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách đến với tỉnh ta. Du lịch cộng đồng phát triển dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để khám phá cảnh sắc thiên nhiên, tìm hiểu và trải nghiệm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Nhiều du khách nói, đến Hoà Bình nên đến vào mùa xuân khi dọc các sườn núi hoa mận, hoa đào khoe sắc thắm. Đến các bản làng để khám phá nền văn hoá độc đáo giàu bản sắc của các dân tộc nơi đây.

Du xuân thành phố

(HBĐT) - Xuân mới đã cận kề. Phố phường được trang hoàng lộng lẫy. Mưa xuân lất phất, vương tóc người thiếu nữ dạo bước trên những con phố trăng đèn, thảm hoa rực rỡ. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đón xuân. Không khí xuân đã tràn về trong lòng người, trong ánh mắt nụ cười hân hoan. Trên dòng sông Đà thơ mộng lung linh điện sáng, người người cùng ước vọng tới mùa xuân hạnh phúc, tự hào là công dân thành phố Hòa Bình. Tự hào chứng kiến, thành phố trẻ đang chuyển mình cùng mùa xuân đất nước, khẳng định là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa của tỉnh đang chuẩn bị hành trang xây dựng thành phố mang bản sắc độc đáo, là trung tâm đô thị cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Cây mía trong ngày Tết và đám cưới cổ truyền của người Mường

(HBĐT) - Cây mía được trồng bằng ngọn và các đốt. Trong tự nhiên, khi bị đổ, cây rạp xuống đất, trên các đốt sản sinh ra một chồi khác, rễ từ quanh đốt mọc ra, ăn xuống đất, từ đây một cây mía khác lại mọc lên. Ngay cả khi cây đang lớn nếu không chăm sóc, bóc bẹ già, từ các đốt mía lại mọc ra các chồi non đâm ngang ngay trên thân cây mẹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục