TP Hà Nội thiếu giáo viên mầm non nghiêm trọng, lại không tuyển được người. Lý do: Thực hiện chủ trương biên chế chậm chạp

 

Ông Đàm Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, cho biết quận đã đăng thông tin tuyển dụng giáo viên trên báo 10 số liền mà không nhận được một hồ sơ đăng ký thi tuyển nào. Đó không phải là những trường nhỏ, kém chất lượng mà đều là những trường chất lượng cao của quận, đạt chuẩn quốc gia.

 
Có giáo viên hưởng lương 250.000 đồng/tháng!
 
Không chỉ không tuyển được giáo viên mà các trường mầm non của Hà Nội còn lao đao trước tình trạng “chảy máu chất xám” từ trường công lập sang tư thục. Bà Cao Thị Bích Lan, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết trong năm 2010 đã phải ký hồ sơ cho hơn 10 trường hợp giáo viên các trường mầm non công lập xin chuyển sang trường tư thục với lý do để nâng cao đời sống.
 
Theo khảo sát của Sở GD-ĐT Hà Nội tại huyện Mỹ Đức, có những giáo viên, nhân viên hợp đồng chỉ được hưởng lương chỉ 250.000 đồng/tháng. Một con số thật khó tin.
 
 
Một lớp học của Trường Mẫu giáo Hoa Sen - TP Hà Nội


Bà Lan khẳng định nếu không sớm giải quyết ổn thỏa chế độ chính sách cho giáo viên mầm non thì họ sẽ bỏ việc hoặc tìm đến những nơi trả mức lương đủ sống hơn.
 
Chủ trương 3 năm vẫn nằm trên giấy
 
Không chỉ thiếu giáo viên, nhiều trường mầm non ở TP Hà Nội còn rơi vào tình trạng khan hiếm cán bộ quản lý. Bà Lã Thị Bích Nhung, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, cho biết có những trường số lượng trẻ rất lớn nhưng chỉ có hiệu trưởng mà không có hiệu phó. Huyện Thanh Trì còn thiếu tới 16 cán bộ quản lý các trường mà không có nguồn tuyển để bổ nhiệm.
 
TP Hà Nội đã có chủ trương xét duyệt biên chế với giáo viên mầm non chuyển từ bán công sang công lập tự chủ tài chính. Tuy nhiên, chủ trương này đã có từ 3 năm nay nhưng vẫn chưa triển khai được. Chính điều này là nguyên nhân khiến cho các giáo viên mầm non chán nản, không còn thiết tha với việc thi tuyển vào các trường mầm non công lập.
 
Giải thích lý do của sự chậm trễ này, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng vì còn chờ HĐND TP phê duyệt. Theo đó, hơn 26.000 giáo viên mầm non hợp đồng sẽ được hưởng các chế độ chính sách như nhân viên nhà nước (được hưởng lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm...) từ năm 2011 và được tuyển dụng vào biên chế. Trước mắt, ngay trong năm 2011, hơn 4.900 giáo viên mầm non sẽ được tuyển vào biên chế để phục vụ mục tiêu phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi.
 

Thi tuyển hoặc xét tuyển đều được

Bà Ngô Thị Thanh Hằng cũng cho biết đã giao cho Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ trước ngày 10-1 phải lập tờ trình UBND TP phê duyệt về quy định phân bổ chỉ tiêu cho các quận, huyện, thị xã và kế hoạch tuyển chọn giáo viên theo quyết định phân bổ.
 
Gần 5.000 biên chế được tuyển dụng ngay trong năm nay với hai hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển tùy thuộc vào tình hình thực tế địa phương.
 
Những quận, huyện nào áp dụng hình thức xét tuyển sẽ phải triển khai ngay trong tháng 1.
 
Địa phương nào áp dụng theo phương thức thi tuyển thì lãnh đạo TP yêu cầu phải tổ chức vào cùng một thời điểm để bảo đảm tính khách quan, công bằng.
 
Việc thi tuyển sẽ phải hoàn thành trong 6 tháng đầu năm để kịp bổ sung nguồn giáo viên còn thiếu cho các nhà trường vào đầu năm học mới 2011-2012.

 

                                                                                  Theo NLĐ

Các tin khác

Một giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tân Pheo A (Đà Bắc).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Gieo nguồn sáng cho người khiếm thị

Sau ngày tốt nghiệp ở Mỹ, thầy giáo khiếm thị Lê Dân Bạch Việt từ chối nhiều lời mời hấp dẫn để về nước dạy học, mở ra hy vọng mới cho người khiếm thị với phương pháp định hướng di chuyển. Chương trình vừa khởi động, thì ngày 2-1-2011 thầy Bạch Việt đã ra đi vĩnh viễn...

Gian nan chuyện rèn nghề của sinh viên Sư phạm tiểu học

Giáo viên dạy tiểu học phải được đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm ngay từ trong trường đào tạo, người không được đào tạo sư phạm tiểu học không thể dạy được bậc tiểu học. Với đặc thù này nên để trở thành giáo viên tiểu học không đơn giản một chút nào.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - cơ hội cần tận dụng

(HBĐT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là điểm mấu chốt góp phần xoá đói - giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Vừa qua, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thực sự tạo cơ hội mới cho người lao động.

Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 - Chạy đua theo số lượng

Bộ GD-ĐT mới công bố chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 tăng khoảng 33.500 chỉ tiêu so với năm 2010 (514.500 chỉ tiêu). Như vậy, kỳ tuyển sinh năm nay tiếp tục chạy theo số lượng khi có sự mất cân đối ở việc xác định tổng chỉ tiêu tuyển mới và cả chỉ tiêu ở từng trường, từng nhóm ngành.

Chi hơn 1.765 tỉ đồng cho đào tạo

Theo Bộ GD-ĐT, năm 2011, ngân sách phân bổ cho đào tạo học sinh, sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, CĐ, ĐH và sau ĐH là hơn 1.765 tỉ đồng, trong đó chi bù học phí cho các trường sư phạm là hơn 249 tỉ đồng.

Từ 2011, 90% trường ĐH của Pháp tự chủ tài chính

Từ tháng 1/2011, các trường đại học ở Pháp sẽ tự lo cho “số phận” của mình, theo báo Le Figaro số ra ngày 31/12/2010. Các trường này sẽ phải tự quản lý nguồn nhân lực, ngân sách mà trước đây họ phải tuân theo sự hướng dẫn của Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục