Đặc thù của sinh viên múa làm thêm là dễ bị cám dỗ bởi những người có tiền bạc, địa vị, vì họ là những nữ sinh có sắc vóc hơn người.
Chuộng quán bar, sàn nhảy
Có nhiều địa điểm để sinh viên múa làm thêm như đi diễn sự kiện, hội thảo, hội nghị, dạy thêm múa trong các trường mầm non, tiểu học, đi lưu diễn theo chương trình của các đoàn,v.v … Song, trong vài nằm trở lại đây, các quán bar, sàn nhảy lại là nơi được các sinh viên múa ưa chuộng.
Đang học năm thứ 2 trường, Liên (nhân vật đề nghị được đổi tên) đã bắt đầu đi làm thêm tại những nơi này sau khi được bạn bè giới thiệu.
Mỗi tuần, Liên có 3-4 buổi diễn, trong đó có 2 buổi diễn liền là thứ 7 và chủ nhật. Không diễn cố định tại một sàn nào, Liên(cũng như các bạn nữ sinh khác đi làm thêm) thường “quét” một lúc 2-3 sàn, có thay đổi chéo, để khách không nhàm chán.
Thí sinh dự thi vào hệ trung cấp của trường múa. Ảnh: Văn Chung |
Mỗi buổi diễn thường bắt đầu từ 10h đêm, khi các quán bar, vũ trường bắt đầu đông khách và kết thúc lúc 11h-11h30 đêm.
Cát-xê cho mỗi buổi diễn rơi vào khoảng 400-500 ngàn đồng, bao gồm 3 bài múa, mỗi bài kéo dài 3 - 4 phút.
Nếu một đêm, có cả nhóm múa từ 4-5 người thì cát-xê chung khoảng 3 triệu đồng.
“Diễn ở quán bar hay sàn nhảy thì bắt buộc phải ăn mặc sexy và phải chiều chuộng khách bằng những bài múa mới, động tác đẹp, trang phục đẹp, thái độ thân thiện. Tuy cũng có nhiều phức tạp nhưng đổi lại, công việc thường xuyên, đều đặn và thu nhập ổn định”, Liên nói.
Nếu chăm chỉ, mỗi tháng, sinh viên múa cũng có thể có thu nhập tương đối khá (khoảng 5-6 triệu đồng).
So với cát-xê của các bạn diễn hội nghị, hội thảo thì cát-xê diễn của Liên cao hơn.
Nếu diễn hội thảo hội nghị, cát-xê khoảng 200-300 ngàn/người, chưa kể các buổi tập cũng có tiền bồi dưỡng.
Việc làm thêm ở những nơi này ngày càng thu hút sinh viên múa vì những lý do “tế nhị” khác.
Tuy nhiên, sức hút của nó còn nằm ở chỗ, mỗi sinh viên có thể tự duy trì địa chỉ kiếm tiền của mình sau khi ra trường.
Hiện nay, có được một chân trong các nhà hát là điều không đơn giản với một sinh viên múa mới tốt nghiệp. Nếu tiếp tục chọn con đường học lên ĐH để trở thành giảng viên thì đây vẫn là nơi kiếm tiền khá tốt đối với người học múa.
Khi diễn ở bar, sàn nhảy, ranh giới giữa sexy và nude được mô tả là “vô cùng mong manh”. Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau, có những người từ diễn bar thông thường đã chuyển sang múa nude ngay tại bar để phục vụ khách.
“Chuyện này không phải không có. Nhưng bao nhiêu sinh viên trường múa chấp nhận múa nude để kiếm tiền thì tôi không thể nói được vì không biết hết" - Liên nói.
Song, thường thì những trường hợp múa nude như vậy sau này còn rất ít đi theo con đường múa chuyên nghiệp.
"Bản thân họ khi múa nude cũng không có những kỹ năng tốt - do không chuyên tâm rèn luyện - nên múa hay bị so vai, cổ không thẳng, tay chân cứng, không giải phóng được động tác”, Liên giải thích.
Nhiều thử thách
Phạm Thị Thanh Hiền, sinh viên khoá 8 Trường CĐ Múa, hệ 3 năm, cho biết: “Dù khá hấp dẫn về cả thu nhập lẫn những chuyện khác, nhưng những người chọn làm thêm ở quán bar, vũ trường cũng rất cân nhắc, nếu muốn không ảnh hưởng đến việc học tập”.
Ngoài những rủi ro do những mối quan hệ phức tạp mang lại, việc này còn ảnh hưởng nhiều đến việc học trên lớp.
Lý do là vì người múa thực hiện các động tác trông có vẻ mềm dẻo, nhẹ nhàng nhưng thực chất , phải lấy rất nhiều sức lực từ bên trong, phải tiết chế để tìm cách thể hiện bền bỉ nhất, mượt mà nhất.
Thí sinh dự thi vào hệ trung cấp của trường múa. Ảnh: Văn Chung |
“Ham hố đi diễn bar, diễn sàn quá nhiều thì sức khỏe bị ảnh hưởng, tối ngủ muộn. Lên lớp buổi sáng nhìn thần sắc sẽ biết ngay”, Hiền nói.
Những buổi đi làm thêm ban đêm, các cuộc vui muộn, những bữa liên hoan ăn uống với bia và rượu có thể làm cơ bắp nhão ra, thân hình mất đi độ săn chắc, linh hoạt và cân đối.
Giáo viên chỉ cần nhìn vào cơ thể là có thể đoán biết được mức độ giữ gìn hay “ăn chơi” của sinh viên và cũng thường hỏi thẳng sinh viên ngay trên lớp, trước mặt mọi người, về việc đi chơi, đi làm của họ.
Các trường khá khắt khe chuyện đi diễn ở nơi nhạy cảm, nhất là với những người để lại tai tiếng.
"Nhưng việc đó nằm ngoài tầm kiểm soát nên dù không có quy định chính thức nào bằng văn bản, nếu bị phát hiện đi múa ở bar, ở sàn và việc múa đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc học thì nhà trường sẽ có cách để xử lý. Ví dụ như: Thay vì đuổi học vì múa ở sàn, ở bar (mà lại có tai tiếng) thì nhà trường sẽ theo dõi sát sao thái độ, ý thức học...", một sinh viên Trường CĐ Múa Việt Nam cho biết.
Ngay tại lớp của Hiền, đến cuối khóa, cũng đã có 2 người không trụ lại cũng vì những lý do như trên.
Đối với các sinh viên đi lưu diễn theo đoàn trong thời gian dài (được sự đồng ý của nhà trường), những thử thách lại đến theo cách khác.
Đó là những buổi nhậu nhẹt vui chơi. Thậm chí, người có chức có quyền đã sử dụng vị trí của mình để gây sức ép khi muốn nữ sinh cặp kè với mình.
“Nếu làm mất lòng thì có thể lần sau, mình sẽ không được đi diễn nữa. Có tiêu cực hay không cũng còn tùy từng người, có người chấp nhận, có người không. Nhưng chung quy thì đây là môi trường phức tạp, nếu không vững vàng thì rất dễ sa ngã”, Hiền cho hay.
Theo VietNamnet
Để bảo đảm chất lượng bộ đề thi trắc nghiệm môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh khách quan, Bộ GD-ĐT sẽ ra một bộ đề thi cơ bản thống nhất trên toàn quốc về môn học này.
Học kỳ 1 vừa kết thúc cũng là lúc bắt đầu chặng đường ôn thi tốt nghiệp THPT của học sinh (HS) lớp 12.
Sau ngày tốt nghiệp ở Mỹ, thầy giáo khiếm thị Lê Dân Bạch Việt từ chối nhiều lời mời hấp dẫn để về nước dạy học, mở ra hy vọng mới cho người khiếm thị với phương pháp định hướng di chuyển. Chương trình vừa khởi động, thì ngày 2-1-2011 thầy Bạch Việt đã ra đi vĩnh viễn...
Giáo viên dạy tiểu học phải được đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm ngay từ trong trường đào tạo, người không được đào tạo sư phạm tiểu học không thể dạy được bậc tiểu học. Với đặc thù này nên để trở thành giáo viên tiểu học không đơn giản một chút nào.
(HBĐT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là điểm mấu chốt góp phần xoá đói - giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Vừa qua, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thực sự tạo cơ hội mới cho người lao động.
Bộ GD-ĐT mới công bố chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 tăng khoảng 33.500 chỉ tiêu so với năm 2010 (514.500 chỉ tiêu). Như vậy, kỳ tuyển sinh năm nay tiếp tục chạy theo số lượng khi có sự mất cân đối ở việc xác định tổng chỉ tiêu tuyển mới và cả chỉ tiêu ở từng trường, từng nhóm ngành.