Một tiết học tăng cường tiếng Anh của học sinh Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội).

Một tiết học tăng cường tiếng Anh của học sinh Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội).

Nhiều trường dân lập đã “lách” quy định của Bộ GD-ĐT để học sinh đủ thời gian ôn luyện nhằm giữ tỉ lệ tốt nghiệp

 

Vào cuối tháng 3 hằng năm, cùng với việc công bố các môn thi tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT thường có hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp gửi các sở GD-ĐT. Tinh thần của hướng dẫn này là các sở GD-ĐT phải chỉ đạo các trường hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch của sở và không được cắt xén chương trình đã quy định.

 
Tăng tiết học môn chính
 
Tuy nhiên trên thực tế, hầu như chỉ có trường công mới làm đúng theo hướng dẫn, còn trường dân lập thì không. Lãnh đạo của nhiều trường THPT dân lập tại Hà Nội cho rằng nếu chờ đến khi bộ công bố môn thi tốt nghiệp mới hướng dẫn ôn tập cho học sinh thì đã quá muộn.
 
Lãnh đạo một trường dân lập đóng tại quận Cầu Giấy nói rõ thêm về điều này là do đầu vào của phần lớn các trường dân lập đều thấp, học lực của học sinh chủ yếu chỉ ở mức trung bình, thậm chí nhiều em ý thức học tập rất kém nên khả năng tiếp thu bài có giới hạn.
 
Nếu để đến gần kỳ thi mới tổ chức ôn tập thì chắc chắn sẽ không hiệu quả, mặc dù cả thầy và trò có “vắt chân lên cổ” để dạy và học. Học sinh có học đêm, học ngày cũng không thể tiếp thu tốt hơn, kết quả cầm chắc trong tay là tỉ lệ tốt nghiệp của trường sẽ rất thấp. Chính vì vậy mà ngay từ học kỳ 1, trường đã phải sắp xếp lịch học làm sao  để tăng được thời gian ôn tập cho các em.
 
TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, cho biết để phù hợp với học lực của phần đông học sinh yếu, trong năm học lớp 10 và 11, trường chỉ dạy những điều cơ bản nhất, cốt sao cho các em có thể hiểu được bài.
 

Không chờ đến khi có môn thi tốt nghiệp

PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, chia sẻ: “Để có kết quả thi tốt, trường đã tăng thời lượng học các môn trọng tâm ngay từ đầu năm chứ không chờ đến khi bộ công bố các môn thi tốt nghiệp”. Việc tăng thời lượng này được chia theo từng khối. Với khối A, các môn toán, lý, hóa được nâng cao, số tiết được tăng lên 6 thay vì 3 hoặc 4 như quy định của bộ. Ở khối D, các môn toán, văn, ngoại ngữ cũng được nâng lên 6 tiết. Nhờ có việc điều chỉnh thời lượng này mà học sinh học rất thong thả. Sau Tết Nguyên đán, khi chương trình các môn nâng cao (toán, lý, hóa, văn, ngoại ngữ ) hoàn tất, học sinh được ôn tập lại từ đầu đến cuối để củng cố kiến thức trước khi bước vào kỳ thi quan trọng.

Từ đầu năm học lớp 12, các giáo viên của trường phải tăng cường bám sát chương trình sách giáo khoa để học sinh có đủ kiến thức trong kỳ thi tốt nghiệp. Những môn quan trọng như toán, văn, ngoại ngữ, lý, hóa, số tiết học được tăng khoảng 30% so với chương trình học bình thường mà Bộ GD-ĐT ban hành. Sau khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp, nhà trường sẽ tiếp tục tăng cường ôn tập với những môn còn lại.
 
TS Nguyễn Tùng Lâm cũng cho biết việc phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý. Ví dụ một tuần có tới 2 tiết quốc phòng nhưng chỉ có 3 tiết toán thì học sinh khó có thể theo kịp chương trình.
 
Ôn tập cho học sinh yếu
 
Ông Nguyễn Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho biết với những lợi thế về cơ sở vật chất, trường tổ chức học 9 buổi/tuần ngay từ đầu năm học.
 
Với những môn quan trọng như toán, văn, ngoại ngữ, lý, hóa, số tiết học tăng gần gấp đôi so với phân phối chương trình chung của bộ để học sinh được rèn luyện kỹ năng.
 
Đặc biệt, từ đầu học kỳ 1, Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rà soát trình độ học sinh để lập danh sách những học sinh yếu kém, hổng kiến thức để tổ chức các lớp ôn tập với những giáo viên có khả năng và kinh nghiệm chuyên môn. Nhờ tổ chức ôn tập sớm nên tỉ lệ đậu tốt nghiệp của trường hằng năm giữ được ở mức cao (năm 2010 là 98,3%).
 
                                                                           Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Vẻ đẹp nơi sân trường đã tiếp sức cho cô – trò dạy và học tốt hơn
Không có hình ảnh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 Dành 50% số điểm cho khả năng vận dụng kiến thức của thí sinh

Bộ GD-ĐT vừa thông báo về cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Về cơ bản, Quy chế thi tốt nghiệp THPT không có gì thay đổi so với năm 2010. Các môn Toán, Văn, Lịch sử, Địa lý vẫn thi theo hình thức tự luận. Các môn thi trắc nghiệm là Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ sẽ thi trắc nghiệm...

Phụ huynh "thưởng Tết" GV vài chục triệu?

Gần Tết, như là một cái lệ, phụ huynh nào dù giàu, dù nghèo cũng chuẩn bị phong bao "chúc Tết" giáo viên dạy con mình từ vài trăm ngàn đến một triệu đồng. Ở thành phố lớn, mỗi giáo viên bậc mầm non, tiểu học nhận quà biếu từ phụ huynh có thể lên tới vài chục triệu cho một cái Tết là chuyện thường.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2011, thầy và trò cùng hướng nghiệp

Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 đang cận kề, học sinh lớp 12 ở các trường trung học phổ thông (THPT) đang đứng trước nhiều lựa chọn cũng như băn khoăn với nhiều câu hỏi nên chọn học ngành nghề nào, trường đại học nào phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế của gia đình.

Ông giáo sư Hàn Quốc dự Đại hội thi đua yêu nước Việt Nam

Giáo sư Ahn Kyong Hwan, ĐH Chosun, Hàn Quốc là một trong 5 người nước ngoài vinh dự được Nhà nước ta mời với tư cách là đại biểu chính thức của Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII vì những đóng góp lớn lao với Việt Nam.

Ra vào biên chế như... đi chợ!

Một giáo viên đang nằm trong biên chế của trường huyện, bỗng dưng xin chuyển vào dạy hợp đồng cho một trường khác ở TP.Đồng Hới, rồi chỉ một thời gian ngắn lại nghiễm nhiên trở lại biên chế viên chức ở một trường tiếng tăm nhất nhì tỉnh, như chưa hề rời biên chế nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục