UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GD-ĐT về công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2011-2012. Theo đó, về cơ bản, công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp của Hà Nội giữ ổn định như năm trước

 

Theo tờ trình của Sở GD-ĐT thì việc tuyển sinh lớp 10 duy trì phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển, bảo đảm 100% học sinh (HS) tốt nghiệp THCS được tiếp tục đi học. Các trường mầm non sẽ đáp ứng chỗ học cho khoảng gần 30% số trẻ nhà trẻ, 85% số trẻ mẫu giáo và hầu hết số trẻ 5 tuổi; tỷ lệ HS vào lớp 1 và lớp 6 là 100% trẻ trong độ tuổi.

Công tác tuyển sinh năm học 2011 - 2012 của Hà Nội vẫn theo chủ trương “ba tăng, ba giảm” (tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học; giảm số HS trái tuyến, giảm số HS/lớp, giảm số lớp/trường đối với những trường có số lớp quá lớn) và tránh tình trạng quá tải.

Phương thức tuyển sinh vào các trường mầm non, tiểu học vẫn thực hiện theo tuyến tuyển sinh căn cứ vào địa bàn cư trú của HS. Công tác tuyển sinh vào lớp 6 các trường THCS được thực hiện bằng phương thức xét tuyển.

Với lớp 10 không chuyên, việc tuyển sinh vẫn theo phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển. Theo đó, điểm xét tuyển sẽ bằng tổng số điểm tính theo kết quả học tập, rèn luyện của HS ở cấp THCS cộng với điểm thi (hệ số 2) và điểm cộng thêm. Sở GD-ĐT sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 không chuyên cho tất cả các trường THPT.

UBND TP giao Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp bảo đảm đúng pháp luật, chính xác, công bằng, khách quan, thuận tiện cho HS và phụ huynh.

Dự kiến sau Tết Nguyên đán Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch tuyển sinh chi tiết cho từng cấp học và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

                                                                                    Theo DanTri

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các trường tiểu học ở Lương Sơn được đầu tư máy tính, tạo điều kiện cho các em học hỏi và tìm thông tin trên mạng.
Trường Tiểu học Tân Thanh 3, huyện Lâm Hà ( Lâm Đồng).
Không có hình ảnh

Khi học sinh lướt web sớm

Theo chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT, học sinh tiểu học đã được tiếp xúc với máy tính qua môn Tin học. Và chỉ với 6 - 7 triệu đồng, nhiều gia đình đã thi nhau sắm máy tính và nối mạng cho con em.

Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, Trường Cao đẳng Nghề Hoà Bình: Triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.

(HBĐT) - Ngày 28/1, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã tổng kết công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011.

 

Tặng nhà tình thương cho học sinh mồ côi xã Cuối Hạ (Kim Bôi)

(HBĐT) - Phát huy tinh thần “tương thân - tương ái” và đạo lý cao đẹp “Thương người như thể thương thân”, vừa qua, tập thể cán bộ, giáo viên ngành giáo dục huyện Kim Bôi đã quyên góp được gần 18 triệu đồng để ủng hộ xây dựng nhà tình thương cho em Quách Công Niêm, mồ côi cả cha lẫn mẹ là học sinh trường THCS xã Cuối Hạ. Cùng với vận động cán bộ, giáo viên trong ngành, Phòng GD&ĐT đã vận động Công ty TNHH Bình Dương ủng hộ cho gia đình em Niêm được 8 triệu đồng.

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011: Tăng chỉ tiêu nhóm ngành kinh tế

Trong 548.000 chỉ tiêu (CT) tuyển sinh tăng năm nay phần lớn vẫn ở khối ngành Kinh tế.

Dự báo những ngành học dễ kiếm việc làm

Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố bản báo cáo xu hướng việc làm do Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động thực hiện. Từ đây thí sinh có thể nhận ra những ngành nghề phù hợp với nhu cầu của bản thân và xã hội để đăng ký dự thi.

Sắp có chuẩn giảng viên

Giảng viên hướng dẫn thực tập một ngày làm việc được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn; hướng dẫn học viên làm khóa luận tốt nghiệp được tính từ 12 đến 15 giờ chuẩn/một khóa luận...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục