Đầu vào của các trường ĐH xuất sắc sẽ là những học sinh giỏi nhất của Việt Nam. Từ mô hình này, Chính phủ sẽ đúc rút phương pháp quản lý nhằm đổi mới toàn diện giáo dục ĐH của Việt Nam

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa giao Bộ GD-ĐT chủ trì thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng các trường ĐH xuất sắc. Theo đó, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 5 trường ĐH trình độ quốc tế. Các trường sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các ĐH, viện nghiên cứu của Việt Nam, đồng thời chia sẻ nguồn lực, khả năng hợp tác quốc tế của mình với các ĐH, cơ sở nghiên cứu khác.

 
Mô hình tiên tiến
 
Đầu vào của các trường ĐH xuất sắc sẽ là những học sinh giỏi nhất của Việt Nam và học sinh nước ngoài xuất sắc. Các trường sẽ có quy chế đặc biệt để tự chủ và thể hiện kinh nghiệm mô hình quản lý ĐH tiên tiến của các nước là đối tác chiến lược. Từ mô hình này, Chính phủ sẽ đúc rút phương pháp quản lý ĐH nhằm đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam.
 
Hiện có 4 trường ĐH đang được triển khai và đi vào hoạt động theo hướng ĐH xuất sắc, với vốn vay khoảng 100 triệu USD cho mỗi trường và các nước Đức, Pháp, Nhật, Mỹ, dự kiến là đối tác chiến lược để phối hợp xây dựng các trường ĐH đạt trình độ quốc tế.
 
 
Thầy và trò Trường ĐH Việt - Đức sau một kỳ học căng thẳng. Ảnh: LAN ANH


ĐH Việt - Đức là trường đầu tiên đi vào hoạt động và đã tuyển sinh từ năm học 2008 – 2009. Trường có ĐH Quốc gia TPHCM là đối tác trong nước và CHLB Đức là đối tác chiến lược; khoảng 40 trường đối tác của Đức hỗ trợ nhà trường về chương trình, giảng viên, trang thiết bị phòng thí nghiệm, đào tạo nghiên cứu sinh, chi phí nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật xây dựng trường... tổng chi phí hỗ trợ ước tính khoảng 12 triệu euro.
 
Trường thứ hai là ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội với đối tác trong nước là Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam; đối tác nước ngoài là CH Pháp. Khóa đào tạo đầu tiên của trường đã được mở trong năm 2010.
 
Phía Pháp chịu trách nhiệm gửi giảng viên, nghiên cứu viên sang làm việc tại trường, tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu. Ngay từ năm 2009, phía Pháp đã bắt đầu triển khai đào tạo 30 tiến sĩ cho trường với mục tiêu tới năm 2020 đào tạo được 400 tiến sĩ. Tổng chi phí hỗ trợ cho dự án ước tính là 100 triệu euro.
 

Mục tiêu khó đạt

Những khó khăn ban đầu đã khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ mục tiêu đẳng cấp quốc tế trong 10-20 năm nữa của các trường xuất sắc. GS Trần Hồng Quân, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng chúng ta khó có thể đạt đẳng cấp quốc tế trong thời gian ngắn như vậy, bởi ĐH đẳng cấp quốc tế không chỉ có đào tạo chất lượng mà còn cần nghiên cứu khoa học tốt, trong khi thế giới đã vượt xa chúng ta về mặt khoa học cơ bản và công nghệ, kinh phí đầu tư như hiện nay cũng không bảo đảm được việc nghiên cứu.

Với hai trường còn lại, đối tác trong nước là ĐH Đà Nẵng và Trường ĐH Cần Thơ, đối tác nước ngoài dự kiến sẽ là Nhật Bản và Mỹ. Hiện các chuyên gia tư vấn của ADB và WB đang xúc tiến hỗ trợ kỹ thuật để thành lập hai trường này.
 
Nhiều ưu đãi vẫn khó tuyển
 
Dù có cơ chế riêng và nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ, tuy nhiên sau một, hai mùa tuyển sinh đầu tiên, những khó khăn đã bắt đầu bộc lộ, dễ nhận thấy nhất là không tuyển đủ chỉ tiêu. Trường ĐH Việt–Đức chỉ tuyển được khoảng 30 sinh viên cho khóa đầu với mức xét tuyển từ 21 điểm giảm xuống còn 17.
 
Trường ĐH Khoa học - Công nghệ Hà Nội hạ điểm tuyển từ 19 xuống 15 điểm cũng không tuyển đủ chỉ tiêu, phải xét tuyển đến nguyện vọng 3.

Theo lãnh đạo Trường ĐH Việt – Đức, rào cản lớn với các thí sinh vào trường một phần là yêu cầu ngoại ngữ đầu vào, một phần bởi học phí cao. Cả hai trường đều có mức học phí khoảng 1.500 USD/năm (sinh viên Trường ĐH Khoa học - Công nghệ Hà Nội được Nhà nước hỗ trợ 50% học phí).

 
Sau một mùa tuyển sinh không được như kỳ vọng, ngày 15-1 vừa qua, nhằm “đãi cát tìm vàng”, ĐH Việt – Đức là trường đầu tiên thông báo xét tuyển cho kỳ tuyển sinh ĐH 2011, hoàn toàn độc lập với kỳ thi quốc gia thường lệ.
 
Sự đột phá này trong chiến lược tuyển sinh của Trường ĐH Việt - Đức ít nhiều đem lại hy vọng sẽ chọn được những sinh viên xuất sắc. Trước mắt, phải chọn được những người giỏi mới nghĩ đến việc đào tạo chất lượng cao, sau đó mới nghĩ đến xa hơn là xếp hạng ở tầm khu vực, rồi thế giới.
 
 
 
                                                                                            Theo NLĐ
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các trường tiểu học ở Lương Sơn được đầu tư máy tính, tạo điều kiện cho các em học hỏi và tìm thông tin trên mạng.
Trường Tiểu học Tân Thanh 3, huyện Lâm Hà ( Lâm Đồng).

Trường học "xoay sở" với chương trình học sau rét đậm

Một tháng qua, thời tiết rét đậm đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh bậc mầm non, tiểu học. Nhiều trường đã phải tự “xoay sở” với chương trình học nhằm "đối phó" với giá rét.

Khi học sinh lướt web sớm

Theo chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT, học sinh tiểu học đã được tiếp xúc với máy tính qua môn Tin học. Và chỉ với 6 - 7 triệu đồng, nhiều gia đình đã thi nhau sắm máy tính và nối mạng cho con em.

Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, Trường Cao đẳng Nghề Hoà Bình: Triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.

(HBĐT) - Ngày 28/1, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã tổng kết công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011.

 

Tặng nhà tình thương cho học sinh mồ côi xã Cuối Hạ (Kim Bôi)

(HBĐT) - Phát huy tinh thần “tương thân - tương ái” và đạo lý cao đẹp “Thương người như thể thương thân”, vừa qua, tập thể cán bộ, giáo viên ngành giáo dục huyện Kim Bôi đã quyên góp được gần 18 triệu đồng để ủng hộ xây dựng nhà tình thương cho em Quách Công Niêm, mồ côi cả cha lẫn mẹ là học sinh trường THCS xã Cuối Hạ. Cùng với vận động cán bộ, giáo viên trong ngành, Phòng GD&ĐT đã vận động Công ty TNHH Bình Dương ủng hộ cho gia đình em Niêm được 8 triệu đồng.

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011: Tăng chỉ tiêu nhóm ngành kinh tế

Trong 548.000 chỉ tiêu (CT) tuyển sinh tăng năm nay phần lớn vẫn ở khối ngành Kinh tế.

Dự báo những ngành học dễ kiếm việc làm

Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố bản báo cáo xu hướng việc làm do Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động thực hiện. Từ đây thí sinh có thể nhận ra những ngành nghề phù hợp với nhu cầu của bản thân và xã hội để đăng ký dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục