Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ năm 2011 các trường đại học, nhất là các trường ngoài công lập, phải thực hiện công khai học phí trước thời điểm tuyển sinh trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ (Những điều cần biết) hoặc trên website để thí sinh biết rõ thông tin. Tuy nhiên, mùa tuyển sinh năm 2012, các trường đã cố tình lờ luôn vấn đề công khai này nên thí sinh hoàn toàn mù tịt thông tin học phí.

  • Giấu thông tin học phí

Thông tư số 09/2009 (thực hiện “3 công khai”) của Bộ GD-ĐT về thực hiện quy chế công khai của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân quy định: các cơ sở giáo dục đại học phải công khai tài chính trước thời điểm tuyển sinh.

Trong đó, những thông tin quan trọng mà Bộ GD-ĐT chỉ rõ các trường phải công khai là: học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học; mức học phí dự kiến cho cả khóa học; chính sách miễn giảm học phí, học bổng và trợ cấp... Quy định này cũng yêu cầu “các trường phải công khai học phí trong cuốn Những điều cần biết trong kỳ tuyển sinh năm 2011”.

Thí sinh tìm hiểu thông tin về học phí, lệ phí để làm hồ sơ đăng ký dự thi. Ảnh: T. MINH

Tuy nhiên, mùa tuyển sinh năm 2012 việc thí sinh tìm thông tin về học phí của một trường trên website cũng như trong cuốn Những điều cần biết là rất khó khăn. Đáng quan tâm nhất là thông tin về học phí ở các trường ngoài công lập, bởi lẽ học phí ở nhóm trường này “nhảy múa” liên tục.

Vào mục thông tin tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012 của Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM trên Cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT lẫn website của trường chúng tôi tìm mỏi mắt cũng không ra thông tin về học phí của trường này. Ngay cả trong cuốn Những điều cần biết do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mới phát hành ngày 19-3, thông tin về trường này chỉ vỏn vẹn gồm tên ngành, mã ngành, khối thi và chỉ tiêu. Hàng loạt trường khác như ĐH Tây Đô, ĐH Võ Trường Toản, ĐH Quốc tế Miền Đông… cũng không thực hiện việc công khai học phí.

Đáng nói nhất là những trường ngoài công lập, có mức học phí cao ngất ngưỡng như ĐH Tân Tạo, ĐH Hoa Sen, ĐH FPT… cũng giấu nhẹm thông tin học phí.

Tương tự, khối các trường công lập được thí điểm thực hiện tự chủ tài chính như ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Mở… có mức học phí cao hơn nhiều lần so với học phí các trường công lập nhưng thí sinh hoàn toàn không được biết thông tin này.

  • Những hệ lụy

Theo Bộ GD-ĐT, các trường phải thực hiện công khai học phí nhằm giúp người dân, thí sinh biết để lựa chọn trường thi, học. Nếu không công khai trong cuốn Những điều cần biết, các trường phải có trách nhiệm công khai trên website của trường. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, trên website của các trường, mục công khai học phí để người học tham khảo vẫn không có.

Học phí luôn là vấn đề “hóc búa” đối với nhiều sinh viên. Trong ảnh: SV ĐH Y Dược TPHCM tra cứu tài liệu học tập. Ảnh: MAI HẢI

Đại diện một trường ĐH tại TPHCM cho biết: “Vấn đề học phí đúng là chuyện tế nhị nhưng không vì thế mà các trường bỏ qua công đoạn này trong mùa tuyển sinh. Nếu các trường công khai học phí, các khoản thu thí sinh sẽ yên tâm hơn để quyết định chọn thi hay đăng ký xét tuyển vào trường mình yêu thích”.

Thực tế cho thấy, việc minh bạch học phí và lệ phí không chỉ vì quyền lợi của thí sinh, giúp thí sinh tính toán chọn trường phụ hợp với điều kiện kinh tế gia đình mà còn giữ được hình ảnh, uy tín của các trường. Nếu cơ sở đào tạo nào thực hiện tốt công tác này người học sẽ yên tâm và thực hiện tốt sự thỏa thuận giữa quyền lợi và nghĩa vụ với nhà trường. Ngược lại, nếu trường nào thiếu minh bạch về vấn đề “đầu tiên” thì thường đối mặt với nhiều rắc rối sau này.

Minh chứng cho điều này là kết thúc mùa tuyển sinh 2011, nhiều thí sinh khi làm thủ tục nhập học tại một số trường công lập tự chủ tài chính đã nghẹn ngào xếp lại giấc mơ đại học chỉ vì học phí đến mười mấy triệu đồng mỗi năm. Nhiều sinh viên đậu vào các trường đại học ngoài công lập với mức học phí “khủng” đã phải nghỉ học giữa chừng vì chưa đầy 2 năm nhà trường đã tăng học phí đến 2 lần (mỗi lần tăng thêm 2 triệu đồng).

Đáng báo động hơn, cũng vì quá sốc với những lý do tăng học phí của nhà trường mà sinh viên Trường ĐH Hoa Sen, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã kịch liệt phản ứng với lãnh đạo nhà trường...

Trao đổi về vấn đề công khai học phí, đại diện lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: “Đúng là trong cuốn Những điều cần biết và thông tin trên website nhiều trường còn bỏ sót và không thực hiện nghiêm việc công khai này. Do đó, với những trường chưa thực hiện việc công khai học phí, Bộ GD-ĐT sẽ có công văn nhắc nhở thực hiện nghiêm nhằm giúp thí sinh có đầy đủ thông tin khi chọn trường để thi”. 

 

                                                                                Theo Báo SGGP

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trường Đai học Việt Đức. (Nguồn: Internet)
Không có hình ảnh
Chi lớp học mầm non xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) được xây dựng và đi vào hoạt động bằng phương thức XHHGD, tạo điều kiện cho con em di dân vùng sạt lở được học hành.

Huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Mai Châu Phạm Khắc Thiềng cho biết: Đến nay đã có 2/3 trường trên địa bàn thị trấn đã được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010. Trong đó, trường mầm non thị trấn Mai Châu được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 từ tháng 3/2007; trường tiểu học thị trấn Mai Châu được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 9/2010. Trường THCS thị trấn Mai Châu hiện tại đang trong quá trình làm hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia trong năm 2012.

Ngày đầu tiên nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ: Lo ngại sai sót khi ghi mã ngành

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên ngày đầu tiên nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2012 hầu như vẫn rất im ắng.

'Trí thức', một từ nhập nội

Trong khoa học tự nhiên hay xã hội, nếu chúng ta không sáng tạo được một từ hàm chứa một khái niệm mới về học thuật, thì cứ việc nhập nội mà dùng.

Trường Quân sự tỉnh kỷ niệm 45 năm ngày thành lập

(HBĐT) - Ngày 16/3, Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Quân sự tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, ngày truyền thống (16/3/1967 - 16/3/2012). Tới dự và chia vui với nhà trường có đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành, Ban CHQS huyện, thành phố, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn và các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, giáo viên đã từng học tập, công tác tại nhà trường.

Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong tình hình mới

(HBĐT) - Trường Quân sự tỉnh, tiền thân là Đội huấn luyện thuộc tỉnh đội Hòa Bình (nay là Bộ CHQS tỉnh) được thành lập ngày 16/3/1967 với nhiệm vụ huấn luyện cán bộ tuyển chọn từ các ty, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, xã để bổ sung cho chiến trường và cơ quan quân sự các huyện, thị xã; tập huấn cán bộ quân sự, chính trị đầu ngành, hạ sỹ quan, binh sỹ và dân quân, du kích đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời chiến; huấn luyện nữ tân binh, bồi dưỡng xã đội trưởng, chính trị viên xã đội, trung đội trưởng, trung đội phó DQTV của tỉnh. Đến năm 1971, Đội huấn luyện đổi tên thành trường Quân chính và đến tháng 6/1977 đổi thành trường Quân sự theo Quyết định 46 của Bộ Quốc phòng.

Thành lập trung tâm chuyên... thi thuê

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tháng 8-2008 cơ sở Đông Á được Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề. Ban đầu quản lý cơ sở này là ông Lê Quang Kiệm (hiện làm việc ở Thanh tra Nhà nước tỉnh Đồng Nai).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục