Một góc Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.
(HBĐT) - Cũng như ở các nghĩa trang liệt sĩ khác trên cả nước, những ngày tháng 7 này, từng đoàn người từ khắp nơi đổ về Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Chúng tôi cùng hòa trong dòng người đến vùng đất linh thiêng, nơi yên nghỉ của 10.236 liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Ai cũng muốn tự tay thắp nén hương, nghiêng mình trước anh linh các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tọa lạc trên những vạt đồi tại Bến Tắt thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tại đây có 24 CBNV thường xuyên chăm sóc, tu bổ và tiếp đón các gia đình liệt sỹ, các đoàn khách trong nước và ngoài nước đến thăm viếng. Anh Hoàng Kim Hải, cán bộ quản trang Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn cho biết: Những ngôi mộ liệt sĩ đầu tiên được quy tập tại đây từ cuối năm 1974. Nhưng đến cuối tháng 10/1975 nghĩa trang mới bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào tháng 4/1977. Đây là nơi quy tập hơn 10.236 hài cốt các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Với quy mô lớn nhất Việt Nam, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn có kiến trúc khá độc đáo, được chia thành nhiều khu. Trong đó, khu tưởng niệm nằm ở trung tâm trên một ngọn đồi cao hơn 32m từ dưới cổng đi lên. Ở đây có 6 bức phù điêu được chạm khắc bằng đá ghi lại những hình ảnh các binh chủng của bộ đội Trường Sơn. Ở giữa sân có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao vút uy nghi. Quanh tượng đài là các khu mộ liệt sĩ, được tập trung theo tỉnh, thành phố, mỗi khu gồm các mộ liệt sĩ của một tới ba tỉnh. Nằm về phía trái của tượng đài Tổ quốc ghi công là khu mộ 68 liệt sĩ chưa biết tên. Từ khu tưởng niệm nhìn ra phía trước là hồ nước. Nghĩa trang nằm ở thế “địa linh” với đồi, núi, sông suối bao quanh.
Nhìn từ xa, nơi đây như được phủ bởi một tấm khăn trắng khổng lồ. Đó là những mộ phần đặt lớp lớp thẳng hàng. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được các quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo. Đường đi trong nghĩa trang được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hai bên có nhiều cây xanh và hoa. Mỗi khu mộ đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước. Trong Nghĩa trang còn có Đại Hồng Chung đặt tại tháp chuông do các tổ chức và cá nhân phát nguyện đúc và hiến cúng để mọi người khi đến viếng đều có thể thỉnh lên những tiếng chuông và gởi gắm tâm nguyện của mình, cầu nguyện cho hương hồn các chiến sĩ đã hy sinh được siêu thoát và đất nước hòa bình, an lạc, phồn vinh.
Khi đứng trước những ngôi mộ liệt sĩ nằm cạnh nhau, trải dài trên đồi núi mênh mông, mọi người càng cảm nhận rõ hơn sự hy sinh lớn lao của các anh, các chị để giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất cho giang sơn. Bởi vậy, tới đây ai cũng có ý thức giữ yên lặng khi đi lại, nói chuyện để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của các liệt sĩ và trong lòng mỗi người trào dâng sự xúc động, nghẹn ngào. Đó không chỉ niềm thương tiếc, mà xen lẫn sự khâm phục, lòng biết ơn. Họ tuy sinh thành ở khắp 3 miền đất nước nhưng giữa họ có chung một hướng đi, một con đường ra trận, đó là đường Hồ Chí Minh.
Anh Hoàng Kim Hải cho biết thêm: Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn xa xôi là vậy, nhưng hằng năm có hơn 70 ngàn lượt người người đến thăm viếng trong niềm biết ơn chân thành. Có những gia đình năm nào cũng vượt bao quãng đường xa về đây, nhiều đoàn tổ chức tuyến du lịch tâm linh, vượt gần ngàn cây số đến với nghĩa trang chỉ mong thắp nén hương cho người thân, thành kính tri ân lên mộ các liệt sĩ. Phần lớn những liệt sĩ đã ngã xuống khi mới bước vào tuổi mười tám, đôi mươi. Họ là những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân lên đường ra trận theo tiếng gọi của Tổ quốc. Điều đặc biệt, khuôn viên nghĩa trang rộng gần 40 ha và phần mộ của các liệt sĩ được chia thành các cụm tỉnh thành khác nhau, nhưng khi đến đây, những người dân dường như quên đi điều đó. Những nén hương thắp chung tại tượng đài của các liệt sĩ như tô đậm thêm tình cảm gắn kết dân tộc cùng chung sống trên giải đất hình chữ S thân thương.
Khu nghĩa trang dành cho những người con yêu dấu của tỉnh Hòa Bình nằm lại vùng đất thiêng Trường Sơn có 84 ngôi mộ. Tại đây, từ nơi thắp hương tưởng niệm, đến từng ngôi mộ liệt sỹ đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh ta chăm lo tu sửa, tôn tạo. Chúng tôi thắp hương cho các anh như những người thân trong gia đình, lòng rưng rưng, nghẹn ngào xúc động, nước mắt trào dâng. 84 ngôi mộ là những người con lên đường từ 9 huyện, thành phố của tỉnh ta. Xin được điểm những cái tên như liệt sỹ Đinh Văn Phụng, SN 1930, ở Yên Trung Lương Sơn, hy sinh ngày 22/7/1971; Bùi Văn Dờn, SN 1951, ở Văn Sơn, Lạc Sơn, hy sinh ngày 22/4/1971; Hà Văn Ốt, SN 1942, ở Bao La, Mai Châu, hy sinh ngày 12/6/1969; Lường Văn Công, SN 1948, ở Giáp Đắt, Đà Bắc, hy sinh ngày 10/1/1968; Bùi Văn Nin, sinh năm 1948, ở Yên Lập, Cao Phong, hy sinh ngày 12/5/1969; Nguyễn Quốc Hội, SN 1944, ở Hợp Thành, Kỳ Sơn, hy sinh ngày 14/3/1968; Bùi Tiến Hải, SN 1950, ở Kim Tiến, Kim Bôi, hy sinh ngày 10/1/1973; Trịnh Đình Long, SN 1948, ở Phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, hy sinh ngày 19/2/1972; Nguyễn Hồng Viện, SN 1947, ở Đồng Tâm, Lạc Thủy, hy sinh ngày 4/9/1968…
Chia tay miền đất thiêng, chúng tôi hiểu, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ, mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đầu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
ĐP
(HBĐT) - Đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ khi xảy ra sự cố tràn nước mưa vào bãi chứa quặng chảy ra suối Nhẹm và suối Màn, xã Yên Lập (Cao Phong) gây ra hiện tượng cá chết dọc ven suối và 2 ao của nguời dân xóm Quà, khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty CP khoáng sản Đồng An Phú tại xã Yên Thượng. Sau khi xảy ra sự cố, Công ty đã ngừng hoạt động và tập trung khắc phục hậu quả. Trong khi chờ kiểm định mẫu nước và mẫu đất của các cơ quan chức năng, người dân nơi đây tạm dừng mọi hoạt động canh tác do lo sợ nguồn nước bị ô nhiễm.
(HBĐT) - Ở xóm Đồng Chanh (xã Tu Lý - Đà Bắc) ai cũng bảo chị Nguyễn Thị Hạ là người may mắn khi có được một tấm chồng chịu thương, chịu khó, yêu vợ, thương con. Còn anh Đinh Văn Nhu (sinh năm 1972) - chồng chị luôn là một tấm gương mẫu mực trong xóm bởi sự cần cù, chịu khó. ấy thế, đùng một cái cả xóm, cả xã xôn xao về việc anh Nhu tìm đến cái chết bằng thuốc diệt cỏ. “Ngày 25/5 vừa rồi là tròn một năm.
(HBĐT) - Như tin đã đưa, vào khoảng 16h30’ ngày 3/7 theo phản ánh của nhân dân và lãnh đạo xã Yên Lập, (huyện Cao Phong) về tình hình cá chết dọc ven suối Nhẹm và suối Màn cũng như 2 ao của nhân dân xóm Quà khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty cổ phần khoáng sản An Phú tại xã Yên Thượng. Để rộng đường dư luận, PV Báo Hoà Bình đã trực tiếp xuống hiện trường để ghi nhận tình hình.
(HBĐT) - Không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng nguồn sống và môi trường. Đó là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong ngay sau khi có thông tin về việc một số hộ dân địa phương chuyển đổi đất rừng sản xuất, đưa cây cam vào trồng ở các xã vùng đầu nguồn nước hồ Cạn Thượng.
(HBĐT) - Thấm thoắt đã nghỉ hè được gần 1 tháng bởi từ trung tuần tháng 5, chương trình học của học sinh đã xong, chờ ngày tổng kết năm học. Nghỉ hè, với học sinh tiểu học, THCS là được vui chơi, đùa nghịch, gác sách, bút sang một bên để đi chơi, đi du lịch cùng gia đình, được thả hồn mộng mơ với biết bao dự định. Nhưng với những học sinh khối lớp 12 là cả một tháng vùi đầu vào học hành, ôn luyện. Chưa tổng kết thì lo ôn thi học kỳ II, tổng kết rồi lại lo tìm nơi ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét vào các trường đại học, cao đẳng. Chặng đường 12 năm đèn sách gần như được các sĩ tử “gói gọn” trong 1 tháng ôn luyện này.
(HBĐT) - Giữa trưa hè tháng 6, ai cũng vội vã lao nhanh trên đường để trở về nhà hoặc tìm một bóng râm. Nhưng thà chịu nắng bỏng rát còn hơn nguy hiểm tính mạng nên bất chấp cái nắng 40 độ C hầm hập bủa vây, cứ đến cầu Bến Khốm (xóm Đầm Sáng, xã Thượng Bì, huyện Kim Bôi) là người dân dừng xe, xuống dắt bộ qua cầu. Kể từ ngày khởi công năm 2008 đến nay, cầu Bến Khốm vẫn chỉ là mấy mố cầu dang dở. Cầu tạm được dựng lên, cầu gỗ đã sập rồi đến cầu tre cũng mục, giờ đây, những tấm bê tông được đổ tạm làm cầu.